Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Làm điều này 2 lần/ngày giúp mẹ sau sinh giảm đau, nhanh lành vết thương


Chỉ cần 1-2 phút chiếu tia plasma sẽ diệt khuẩn, sau đó kích thích sản sinh tế bào, tái tạo mô giúp vết thương nhanh liền.

Bên cạnh các mũi tiêm hoặc thuốc giảm đau sau khi sinh, nhiều mẹ hiện nay rất ưa chuộng phương pháp chiếu tia plasma sau sinh. Đây là một trong số những biện pháp giúp mẹ giảm đau, nhanh lành vết thương và tránh tình trạng nhiễm trùng. Chỉ cần làm 2 lần/ ngày, mỗi lần 2-3 phút, không gây đau đớn cho sản phụ.

Chiếu tia plasma có tác dụng gì?

Plasma là trạng thái thứ tư của vật chất, bên cạnh rắn, lỏng, khí. Tia plasma kích thích sản sinh các hoạt chất sinh học chứa oxy, nito, ion, bức xạ UV-A... giúp tiêu diệt hoặc ức chế hoạt động của vi khuẩn mà không làm ảnh hưởng đến cấu trúc biểu mô xung quanh.

Bên cạnh đó, tia plasma còn có tác dụng kích thích sản xuất ra NO, chất có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển các tế bào sừng và nguyên bào sợi để tái tạo biểu mô và hình thành mạch mới. Nhờ đó, các vết thương được điều trị bằng plasma lạnh nhanh hồi phục, biểu bì mọc tốt, giảm để lại sẹo.

Ưu điểm của dịch vụ chiếu tia plasma sau sinh:
- Tia plasma giúp diệt khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn đa kháng.

- Làm sạch và khử trùng bề mặt vết thương sau khi sinh mổ hoặc vết rạch tầng sinh môn sau sinh thường.

- Kích thích tăng sinh tế bào da giúp vết thương nhanh lành.

- Có thể điều trị ngay tại giường bệnh, sản phụ không cần di chuyển, đi lại.

- Thực hiện nhanh chóng, an toàn, không có tác dụng phụ.

- Giảm đau, giảm sưng, chống viêm, chống nhiễm trùng sau sinh thường và sinh mổ.

- Áp dụng cho cả sản phụ sinh thường và sinh mổ.

Công nghệ Plasma lạnh được sử dụng trong những trường hợp nào?

- Vết thương thành bụng sau mổ.

- Vết khâu tầng sinh môn.

- Vết thương phù nề.


- Vết thương nhiễm trùng.

- Tổn thương sau chích rạch áp xe.

- Chăm sóc và làm rốn cho bé.

Nên chiếu tia Plasma mấy lần sau sinh?

- Thời gian mỗi lần chiếu: 2 - 3 phút.

- Áp dụng chiếu tia sau 24 giờ với phẫu thuật lấy thai hoặc sinh thường.

- Khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần chiếu tia Plasma là 12 giờ.

- Trong một ngày có thể chiếu tia 2 lần để tăng hiệu quả điều trị.

Chiếu tia plasma liệu có gây ra nguy hiểm không?

Chỉ cần 1-2 phút chiếu tia plasma sẽ diệt khuẩn, sau đó kích thích sản sinh tế bào, tái tạo mô giúp vết thương nhanh liền. Tia plasma hỗ trợ chữa lành vết thương qua hai giai đoạn. Giai đoạn đầu, tia plasma phá hỏng DNA của vi khuẩn để tiêu diệt chúng mà không gây hại hay tác động lên mô. Sau đó là tiếp tục quá trình kích thích tái tạo mô làm liền vết thương. Ổ loét, vết thương hở thường giảm khuẩn ngay từ lần đầu tiên, sạch khuẩn sau 2-3 lần, liền lại sau khoảng 5-10 lần.

Plasma lạnh là plasma ở nhiệt độ phòng nên có thể tác động trực tiếp lên vết thương hở biến đổi môi trường vết thương để giúp các vết thương hở liền nhanh hơn.

Thiết bị sử dụng nguyên lý hồ quang trượt sẽ ion hóa khí trơ Argon thành plasma. Quá trình sẽ tạo ra các gốc tự do, electron, ion và tia cực tím đều có khả năng diệt khuẩn. Chúng kết hợp với tốc độ gia nhiệt trong thời gian ngắn, làm tăng khả năng kháng khuẩn, nấm, virus; chống viêm và chữa lành vết thương.

Điều đặc biệt, tia plasma có khả năng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh. Nghiên cứu cho thấy rằng loại tia này diệt được trực khuẩn mủ xanh trong môi trường nuôi cấy, chỉ sau 10 giây chiếu tia.

Tia plasma lạnh không chỉ diệt khuẩn mà còn kích thích vết thương tăng sinh tổ chức hạt, tăng tốc độ biểu mô hóa, từ đó giúp ổ loét nhanh liền hơn. Các gốc hoạt tính như NO được hình thành khi chúng tiếp xúc với không khí, có tác dụng cải thiện vi tuần hoàn, kích thích quá trình liền vết thương.

Plasma tác động theo cơ chế vật lý và đa tác nhân (do các thành phần trong tia Plasma) lên tế bào của vi sinh vật chứ không tác động theo cơ chế hóa học như kháng sinh. Vi khuẩn cũng không thể biến đổi để hình thành khả năng kháng Plasma nên không gây ra hiện tượng kháng... Vì vậy việc chiếu tia plasma rất an toàn cho sản phụ sau sinh.

Theo Afamily.vn

Theo Phụ nữ Việt Nam