3 loại rau quý như 'nhân sâm', chợ nào cũng có Các loại rau này thường bị các bà nội trợ bỏ qua vì nhầm tưởng chỉ là cỏ dại rẻ tiền ngờ đâu lại đại bổ, rất tốt cho sức khỏe.
Theo Sức khỏe và Đời sống, đây đều là những loại rau chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, dễ tìm thấy ở chợ với giá bán rất rẻ. Rau lang Chắc hẳn nhiều người cũng biết củ khoai lang được coi là ''nhân sâm giá rẻ'' với vô số lợi ích sức khỏe thì rau khoai lang cũng bổ dưỡng không kém. Tuy nhiên rau lang ít người chú ý hơn. Theo đó, phần ngọn, lá rau lang lại nhiều vitamin B6 gấp 3 lần, vitamin C gấp 5 lần và vitamin B gấp 10 lần củ khoai lang. Bên cạnh đó, rau lang chứa chất chống oxy hóa dồi dào, giàu vitamin C, A, K, vitamin B1, B2, B3, axit folic, chất xơ, chất dinh dưỡng hơn hẳn nhiều loại rau khác.
Cách dùng lá rau khoai lang trị bệnh Trị mụn: Lá khoai lang giúp hút mủ nhọt đã vỡ bằng cách dùng lá khoai lang non, đậu xanh, thêm chút muối và giã nhuyễn, bọc vào vải đắp vào vết mụn. Quáng gà: Lá khoai lang non xào gan gà hoặc gan lợn. Thiếu sữa: Lá khoai lang tươi non 250g, thịt lợn 200g thái chỉ. Xào chín mềm, thêm gia vị. Thận âm hư, đau lưng mỏi gối: Lá khoai lang tươi non 30g, mai rùa 30g, sắc kỹ lấy nước uống. Phụ nữ băng huyết: Rau lang tươi một nắm giã nát, lấy nước cốt uống. Nhuận tràng: Rau lang tươi luộc chín có tác dụng nhuận tràng. Rau lang có vị ngọt, mát, nhờ chứa nhiều chất xơ nên giúp nhuận tràng rất hay. Lá rau lang còn chứa chất nhựa tẩy khoảng 1,95% – 1,97% nên có tác dụng nhuận trường. Tốt cho người mắc bệnh tiểu đường: Trong các bữa ăn của người bệnh tiểu đường, nên thường xuyên dùng món rau lang luộc. Lá rau lang có đặc tính giảm đường huyết. Nên dùng rau, không dùng củ vì củ chứa nhiều tinh bột. Rau dền
Rau dền có vị ngọt, tính mát, chứa chất chống oxy hóa và nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Cành và lá dền cơm chứa protid, glucid, vitamin C, caroten, các vitamin nhóm B... Trong cành và lá dền tía chứa protid, glucid, chất khoáng, canxi, vitamin C, caroten, các vitamin nhóm B. Lá dền tía chứa nhiều vitamin hơn, đặc biệt là vitamin C. Thân và lá chứa các sterol và acid palmatic. Hạt chứa tinh bột và acid béo không no, các sterol. Dền cơm vị ngọt, tính hàn. Dền tía vị ngọt, mát, vào đại tràng. Công năng chủ trị: thanh nhiệt, mát gan, ích khí và khai khiếu. Dùng cho các trường hợp kiết lỵ, táo bón, rối loạn tiết niệu, đau mắt đỏ, sưng đau họng, côn trùng cắn đốt. Hằng ngày dùng 100 - 250g bằng cách nấu, xào, ép nước. Một số cách dùng rau dền chữa bệnh Chữa phát ban: rau dền 10g, rễ hoặc lá lức 10g, ké hoa vàng 8g, rễ sắn dây 8g, cỏ mần trầu 8g, dây chiều 8g, rau má 8g, dây giác tía 8g, kinh giới 6g, cam thảo đất 6g, bạc hà 4g, gừng sống 2 lát. Sắc uống. Chữa sốt nóng thời kỳ đầu. Chữa sản hậu: Lá dền tía 50g, rửa sạch, thái lát, nấu bỏ bã lấy nước, thêm gạo nếp nấu thành cháo. Ăn trong ngày. Chữa đau mắt: Hạt dền cơm, hạt thảo quyết minh, liều lượng bằng nhau (10g). Sắc nước uống. Chữa mắt đau có màng mộng. Chữa chảy máu do sảy thai: Rễ dền tía và rễ bí ngô với liều lượng bằng nhau, sắc uống. Chữa tiểu tiện không thông: Hạt dền cơm (20g) sắc uống. Cháo rau dền tía: Rau dền tía 200g. Rửa sạch, nấu lấy nước; lấy nước rau nấu cháo với gạo lứt. Ăn khi đói. Món này tốt cho phụ nữ trước, sau khi sinh con có hội chứng kiết lỵ; người cao tuổi viêm ruột, kết lỵ. Canh rau dền: Rau dền tía 200g. Rửa sạch, nấu canh. Dùng cho các bệnh nhân ung thư cổ tử cung, hội chứng lỵ, u tuyến giáp trạng lành tính. Canh rau dền thịt lợn: Rau dền tía 60g, thịt lợn nạc 60g, nấu dạng canh. Dùng thích hợp cho các người bệnh bướu giáp trạng lành tính. Canh rau tập tàng: Dền cơm 100g, rau diệu 50g, ngọn lá mồng tơi 50g hay rau đay; nấu với bột canh, bột tôm hay nước cua. Món này công dụng mát gan, thanh nhiệt, kích thích tiêu hóa. Rau cải cúc
Theo quan niệm Đông y, cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, được xem như một loại rau giúp khai vị làm ăn ngon, giúp tiêu hoá, trừ đờm, tán phong nhiệt. Dùng lá tươi, hoặc đã phơi khô trong mát (âm can) không phơi nắng (làm mất tinh dầu thơm). Một số bài thuốc đơn giản Cháo giải cảm cúm (đau họng, ho, hơi sốt): Rau cải cúc tươi 200g, rửa thật sạch, để ráo nước, thái nhỏ, gạo tẻ 100g. Sau đó, vo sạch gạo cho vào nồi, đổ vào 1000g nước rồi đun cháo nhừ, cho rau cải vào, thêm gia vị, ăn nóng. Ăn liền 3 ngày. Ho do lạnh ở trẻ em: Lá cải cúc 6g, rửa sạch, thái nhỏ, thêm ít mật ong hấp cách thủy cho ra nước để uống trong ngày. Dùng 3 - 5 ngày. Trị chứng đau đầu khi trời lạnh: Cải cúc khô 10 - 15g, đem sắc với 3 bát nước còn 1 bát. Ngày uống 2 lần, uống vào buổi sáng và tối sau bữa ăn. Dùng liên tục trong 5 - 7 ngày. Hoặc dùng 1 nắm lá cải cúc tươi hơ nóng (bọc vào vải sạch, tránh bị nóng), dùng chườm đắp lên đỉnh đầu và 2 bên thái dương vào buổi tối trước khi đi ngủ khi bị đau đầu. Trị ăn uống không tiêu, người mới khỏi ốm, yếu: Cải cúc 500g, gừng tươi 3 lát, 100g thịt lợn nạc. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ rau, thịt lợn, nấu thành canh, khi chín nêm gia vị vừa đủ, ăn lúc còn nóng. Thủy Linh Nguồn: https://giaoducthoidai.vn/3-loai-rau-quy-nhu-nhan-sam-cho-nao-cung-co-post634284.html |