Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

4 thói quen khiến trẻ có trí nhớ kém


Ngủ không đủ giấc, ăn uống không lành mạnh, lười vận động thể dục thể thao… có thể khiến trí nhớ của trẻ bị ảnh hưởng.

Mỗi trẻ có một khả năng ghi nhớ khác nhau, có trẻ chỉ đọc qua 2-3 lần có thể ghi nhớ câu chuyện nhưng cũng có những trẻ phải mất 5-6 lần, thậm chí nhiều hơn. Trí nhớ tốt giúp trẻ học tập tốt hơn, tự tin và dễ dàng phát triển các kỹ năng cuộc sống. Bên cạnh phương pháp ghi nhớ đúng giúp phát triển trí não, thói quen, lối sống của trẻ cũng ảnh hưởng đến khả năng lưu giữ thông tin.

Dưới đây là 5 thói quen có thể khiến trí nhớ của trẻ kém hơn bạn bè đồng trang lứa.

Ngủ không đủ giấc: Trẻ ngủ không đủ giấc, dưới 8 tiếng mỗi ngày. Trẻ có thói quen đi ngủ muộn và dậy trễ đều có thể ảnh hưởng đến khả năng khi nhớ do não không có thời gian để loại bỏ mệt mỏi và nghỉ ngơi. Đối với trẻ trên 3 tuổi, hệ thần kinh đang trong giai đoạn phát triển, giấc ngủ sâu đảm bảo bộ phận này phục hồi sau mệt mỏi, thúc đẩy vỏ não tiếp nhận kích thích cảm giác, phát triển trí nhớ.

Lười tập thể dục: Lười vận động có thể làm chậm dòng chảy của máu đến các vùng trong não bộ, vùng chịu trách nhiệm trong việc lưu trữ và tìm kiếm thông tim. Khi cơ thể không vận động, trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh thoái hóa thần kinh do co rút não làm suy giảm tinh thần.

Vận động nhẹ nhàng vào buổi sáng giúp trẻ tỉnh táo hơn, trí nhớ và khả năng tập trung cũng được nâng cao.

 

Vận động thường xuyên tốt cho não và sức khỏe tổng thể. Ảnh: Freepik

Người lớn cần thiết lập cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc, giữ thói quen ngủ trưa cho trẻ.

Ăn uống thiếu lành mạnh: Bộ não được tạo thành từ các chất béo như axit béo omega-3 và DHA, vitamin A, B, C, E, chất chống oxy hóa.... Các chất này có nhiều trong một số thực phẩm như lòng đỏ trứng, cá hồi, rau xanh, củ quả...

Nếu trẻ chỉ ăn các món ăn nhiều chất béo, thực phẩm chế biến sẵn mà bỏ qua các thực phẩm này sẽ ảnh hưởng đến quá trình xây dựng não, tế bào thần kinh, khả năng học tập và trí nhớ. Phụ huynh nên cho trẻ bổ sung thêm các loại rau như ngò gai, mồng tơi, lá bạc hà, lá cải, xà lách, lá củ dền... vì có lợi cho phát triển trí não của trẻ.

Trẻ bị thu mình, ít tâm sự với ba mẹ: Phụ huynh và những người chăm sóc có thể hỗ trợ sự phát triển trí não của trẻ bằng cách thường xuyên tâm sự, nói chuyện, chơi và chăm sóc con, từ đó giúp con bạn xây dựng các kỹ năng và sở thích. Việc người lớn có thể hiểu nhu cầu của con và đáp ứng một cách khéo léo giúp bảo vệ bộ não của trẻ khỏi căng thẳng.

Anh Chi (Theo Kids Health, E Times)

Nguồn: https://vnexpress.net/4-thoi-quen-khien-tre-co-tri-nho-kem-4570880.html