Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

4 nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển


Gen di truyền, bệnh lý nội tiết, thiếu hormone tăng trưởng, bị suy giáp là một số nguyên nhân có thể khiến trẻ chậm phát triển so với bạn bè đồng trang lứa.

Chậm phát triển xảy ra khi một đứa trẻ có tốc độ phát triển về thể chất lẫn tinh thần chậm hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Sự chậm phát triển này có thể do tình trạng sức khỏe tiềm ẩn gây ra chẳng hạn như thiếu hụt hormone tăng trưởng hoặc suy giáp. Trong một số trường hợp, điều trị kịp thời có thể giúp trẻ sớm phát triển trở lại như những đứa trẻ bình thường.

Trẻ chậm phát triển thường khó bắt kịp bạn bè đồng trang lứa về thể chất cũng như tinh thần. Ảnh: Freepik

Những nguyên nhân có thể khiến một đứa trẻ bị chậm phát triển, bao gồm:

Lịch sử gia đình: Nếu các thành viên trong gia đình đều có tầm vóc thấp bé, trẻ thường phát triển chậm hơn so với bạn cùng trang lứa. Xương của trẻ phát triển với tốc độ chậm, trẻ thường dậy thì muộn. Chậm phát triển do tiền sử gia đình là một vấn đề khá cơ bản. Nếu được đầu tư kịp thời, quá trình phát triển của trẻ có thể bắt kịp bạn bè khi vào tuổi dậy thì.

Thiếu hormone tăng trưởng: Trong những trường hợp bình thường, hormone tăng trưởng thúc đẩy sự phát triển của các mô cơ thể. Trẻ em bị thiếu hụt hormone tăng trưởng sẽ không thể duy trì tốc độ tăng trưởng khỏe mạnh.

Suy giáp: Trẻ sơ sinh hoặc trẻ em bị suy giáp có tuyến giáp hoạt động kém thường bị chậm phát triển. Nguyên nhân là do tuyến giáp chịu trách nhiệm giải phóng các hormone thúc đẩy sự phát triển bình thường, khi tuyến giáp hoạt động kém có thể dẫn đến sự chậm phát triển.

Hội chứng Turner: Hội chứng Turner (TS) là một tình trạng di truyền ảnh hưởng đến những phụ nữ bị thiếu một phần hoặc toàn bộ một nhiễm sắc thể X. Trẻ em mắc hội chứng này cơ thể sẽ không tổng hợp các chất dinh dưỡng hiệu quả.

Ngoài những nguyên nhân trên, trẻ em có thể chậm tăng trưởng do các tình trạng như hội chứng down, chứng loạn sản xương, tình trạng thiếu máu, các bệnh lý như bệnh tim, tiêu hóa, phổi, dinh dưỡng kém...

Trẻ chậm phát triển nếu không được điều trị sớm, sức khỏe có thể chịu ảnh hưởng tiêu cực như kích thước tay hoặc chân khác với tỷ lệ bình thường. Trẻ có thể bị táo bón, da khô, khó giữ ẩm nếu lượng hormone thyroxine thấp. Khi lượng hormone tăng trưởng (GH) thấp, khuôn mặt trẻ có thể phát triển khá bất thường...

Anh Chi (Theo Healthline)