Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Thế nào là trẻ khiếm thị?


Thế nào là trẻ khiếm thị?

 Trẻ khiếm thị là trẻ có tật về mắt, như mù, loà( nhìn kém). Bản chất của khiếm thị là mắt không còn đủ khả năng nhận biết thế giới hữu hình ở xung quanh con người với cự ly từ gần đến xa, hoặc nhìn thấy không rõ ràng.

Người bình thường có thị lực bằng 1ViS: Thị trường ngang( góc nhìn bao quát theo chiều ngang) cả hai mắt là 180 độ, một mắt là 150 độ; thị trường dọc( góc nhìn bao quát theo chiều đứng) là 110 độ.

Trẻ khiếm thị bao gồm các thể loại: Mù và nhìn kém. Đó là những trẻ có thị lực trong khoảng từ 0 đến 0,3 ViS sau khi đã đeo kính hỗ trợ.

* Trẻ mù được chia thành 2 loại:

+ Mùa hoàn toàn, thị lực ViS = 0, thị trường bằng 0. Mắt không còn khả năng phân biệt ánh sáng và bóng tối.

+ Mù thực tế, thị lực còn lại từ 0,005 đến 0,04 ViS, thị trường còn khoảng từ 10 độ đến 15 độ. Mắt còn khả năng phân biệt được ánh sáng và bóng tối nhưng không rõ.

Loại trẻ này phải học chữ nổi( chữ Braille).

* Trẻ nhìn kém có các mức độ:

+ Nhìn quá kém: thị lực còn lại từ 0,04 đến 0,05 ViS. Trẻ rất khó khăn trong học tập, nếu thiếu phương tiện hỗ trợ mắt, các em phải học chữ nổi.

+ Nhìn kém: Thị lực còn từ 0,05 đến 0,08 ViS. Trẻ cần được giúp đỡ thường xuyên trong sinh hoạt và học tập.

+ Nhìn kém không đáng kể: Thị lực còn từ 0,09 đến 0,3 ViS. Những trẻ này có khả năng tự phục vụ, lao động, định hướng di chuyển trong không gian và học cùng với trẻ sáng mắt, ít cần sự giúp đỡ thường xuyên của mọi người.
 (Trung tâm ĐT và PT GD đặc biệt)