Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Mùa đông nên cho trẻ ăn gì thì tốt?


Ăn uống phù hợp theo mùa giúp trẻ phòng ngừa được các bệnh thường mắc phải trong mùa đông, vậy làm thế nào để trẻ 

 

Ảnh minh họa.

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Lạng Sơn, vào mùa đông, nhu cầu năng lượng của trẻ em sẽ cao hơn nhiều vì một phần năng lượng bị tiêu hao để giữ ấm cho cơ thể, trong thời gian này, các mẹ nên lưu ý cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm (tinh bột, chất đạm, chất béo và vitamin và khoáng chất) để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Đặc biệt tăng cường ngũ cốc giúp cung cấp năng lượng lâu dài, các loại đạm từ thịt, cá, trứng, sữa… các loại chất béo từ dầu thực vật giúp trẻ không bị đói và mất sức.

 

Tăng cường ngũ cốc và đạm cho bé trong mùa đông. Ảnh minh họa.

Theo nhiều nghiên cứu, vitamin E có vai trò rất lớn trong việc cải thiện khả năng thích ứng của cơ thể của trẻ nhỏ khi tiết trời trở lạnh, chúng nâng cao khả năng chịu lạnh và thích ứng với môi trường của trẻ với nhiệt độ 8 - 10°C so với bình thường.

Vitamin C có chức năng loại bỏ gốc oxy tự do, tăng sức đề kháng, giải độc cho cơ thể giúp cho các hoạt động sinh hoạt và học tập của trẻ không bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng cảm cúm khi mùa lạnh đến.

 

Bổ sung vitamin C và E đầy đủ sẽ giúp trẻ tránh xa các bệnh về da như da khô. Ảnh minh họa.

Đặc biệt vào mùa Đông, da của trẻ em thường bị khô, nẻ, chảy máu khiến trẻ đau rát và khó chịu, bổ sung vitamin C và E đầy đủ sẽ giúp trẻ tránh xa các bệnh đó.

Vitamin E và C có rất nhiều trong các loại rau xanh (đặc biệt là rau có màu xanh đậm như cải bó xôi, súp lơ xanh, cải xoong…), trái cây và dầu như dầu ngô, dầu lạc, dầu vừng…

 

Cần tăng cường cho trẻ Vitamin E và C có rất nhiều trong các loại rau xanh. Ảnh minh họa.

Ngoài ra, sữa tươi, trứng và dầu gan cá cũng là những loại thực phẩm đáng lưu ý chứa nhiều vitamin E mà các mẹ nên bổ sung cho trẻ khi mùa đông đến.

Không khí lạnh của mùa đông khiến cơ thể của trẻ rất khó thích nghi với sự thay đổi đột ngột như vậy nên cần rất nhiều nhiệt lượng để ủ ấm. Ngoài việc bổ sung các bữa ăn chính đầy đủ chất, các bậc cha mẹ hãy cung cấp năng lượng cho trẻ bằng bữa phụ với các món ấm nóng như súp, canh bổ dưỡng, các loại bánh hấp, chiên.

 

Thay thế sữa tươi bằng một ly sữa ấm. Ảnh minh họa.

Trong mùa lạnh, thay vì cho con uống sữa tươi, mẹ hãy pha cho con một ly sữa ấm, nóng giúp trẻ ấm bụng và hấp thu dưỡng chất tốt hơn.

Theo bác sĩ Nguyễn Nam Dũng – Phó Chi cục trưởng Chi cục Vệ sinh An toàn thực phẩm tỉnh Lạng Sơn, vào mùa đông tỉ lệ trẻ em mắc các ca bệnh về hô hấp và hạ thân nhiệt có diễn biến tăng cao do thời tiết thay đổi lạnh đột ngột bởi các đợt gió mùa đông bắc. Chính vì vậy ngoài việc giữ ấm cho trẻ, các bậc cha mẹ nên bổ sung khẩu phần ăn bảo đảm vệ sinh và đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, chia thành nhiều bữa ăn trong ngày để trẻ được tăng sức đề kháng, bảo đảm đủ năng lượng và tránh được bệnh tật trong mùa đông giá rét.

Phạm Hiền

Nguồn: https://giaoducthoidai.vn/mua-dong-nen-cho-tre-an-gi-thi-tot-post619869.html