Những tiêu chuẩn ‘vàng’ của giáo viên mầm non Montessori Trong những năm gần đây, bậc giáo dục mầm non đã xuất hiện nhiều phương pháp giáo dục mới như: Montessori, STEAM, Steiner, Reggio Emilia…, kéo theo những tiêu chuẩn khắt khe đối với đội ngũ giáo viên mầm non. Trong đó, phương pháp giáo dục Montessori được nhiều phụ huynh tin tưởng lựa chọn với nhiều ưu điểm nổi bật. Vậy những giáo viên dạy học theo phương pháp Montessori cần đáp ứng những yêu cầu nào? Và trở thành giáo viên Montessori chuẩn quốc tế khó hay dễ? Những yếu tố “cần” Trước khi trở thành giáo viên mầm non Montessori, các giáo viên phải có các bằng cấp theo quy định của Bộ GD&ĐT, sau đó phải trải qua các khóa đào tạo bài bản và được cấp chứng chỉ giảng dạy Montessori bởi các tổ chức Montessori quốc tế uy tín.
Hoạt động đào tạo giáo viên được triển khai thường xuyên tại trường mầm non Sakura Montessori. Ảnh: Sakura Montessori Hệ thống trường Sakura Montessori là một trong số trường mầm non tiên phong trong áp dụng phương pháp Montessori tại Việt Nam. Vừa qua, Sakura Montessori đã tổ chức khóa đào tạo cấp chứng chỉ Montessori quốc tế cho các giáo viên đến từ các cơ sở trường trong hệ thống. Đây cũng là hoạt động thường xuyên được nhà trường tổ chức nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên theo đúng chuẩn quốc tế và cập nhật những hình thức giảng dạy mới mẻ trên thế giới.
Nhiều hoạt động trực quan sinh động do chuyên gia Montessori quốc tế trực tiếp hướng dẫn tại trường Sakura Montessori. Ảnh: Sakura Montessori Đại diện trường Sakura Montessori khẳng định, hoạt động của các khóa đào tạo của trường được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt, mang đến những giờ học chất lượng cho các học viên tham dự. Trải qua 210 giờ lý thuyết, 720 giờ thực hành, hoàn thành 54 bài tập, 8 album các bài giáo án giới thiệu hoạt động cho trẻ và 3 đợt giám sát thực địa, các giáo viên từ hệ thống trường Mầm non Sakura Montessori và một số trường mầm non khác đã nhận chứng chỉ Giáo viên Montessori Quốc tế từ Hiệp hội Phát triển Montessori Hoa Kỳ (IAPM). Cô Sharron Reece, Giám đốc kiêm Huấn luyện viên cấp cao tại MTP of WA - giảng viên của khóa học chia sẻ: “Để trở thành giáo viên Montessori, các bạn phải có bằng cử nhân. Ngoài ra, các bạn phải viết một bài luận trình bày lý do vì sao muốn trở thành giáo viên Montessori, đồng thời cung cấp 3 người tham chiếu. Những người này có thể là người học cùng hoặc đồng nghiệp của họ. Các bạn phải có tâm thế cởi mở để tiếp nhận các hình thức giáo dục mới mẻ”. Những yếu tố “đủ” Giáo viên Montessori khá khác biệt so với các giáo viên “truyền thống” bởi đặc trưng của phương pháp này là không áp đặt kiến thức lên học sinh mà giáo viên chỉ là người cung cấp các khái niệm, công cụ cần thiết và là người hướng dẫn trẻ cách để đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình học tập. Vì vậy, ngoài việc đáp ứng về các yếu tố “cần”, giáo viên Montessori còn cần thêm các yếu tố “đủ” về: năng lực học thuật, năng lực về kỹ năng giảng dạy và đặc biệt là tình yêu trẻ. Tình yêu trẻ là một yếu tố quan trọng để trở thành giáo viên mầm non Montessori. Ảnh: Sakura Montessori Năng lực học thuật là một trong những yếu tố quan trọng trong phương pháp Montessori bởi đây là phương pháp giáo dục đặc thù với các triết lý, quan điểm… của nhà giáo dục Maria Montessori, các giáo viên cần nắm vững lý thuyết và cách thức triển khai lớp học theo đúng tôn chỉ mục tiêu, đích đến của phương pháp này. Cô Sharron Reece, Giám đốc kiêm Huấn luyện viên cấp cao tại MTP of WA dẫn lời TS. Maria Montessori: “Dấu hiệu minh chứng cho sự thành công của một người giáo viên đó chính là khi nói rằng trẻ làm việc ở trong lớp như thể không có mặt của giáo viên vậy”. Năng lực về chuyên môn và giảng dạy rất quan trọng đối với giáo viên Montessori. Kỹ năng giảng dạy, cách truyền tải và gắn bó với trẻ được đánh giá dựa trên những hoạt động thực nghiệm trên lớp, cách giáo viên ứng dụng bài học Montessori vào giáo dục trẻ mầm non. Mỗi giáo viên đều phải trải qua những đợt khảo sát thực địa dưới sự giám sát của các chuyên gia Montessori. Giáo viên tại Sakura Montessori luôn tạo ra những giờ học thú vị. Ảnh: Sakura Montessori Phương pháp giáo dục Montessori nhấn mạnh, đối với giáo viên mầm non, điều quan trọng nhất phải có một tấm lòng yêu trẻ. Đây cũng là yếu tố mà trường mầm non Sakura Montessori nhận được nhiều lời khen ngợi từ các phụ huynh. Chị Linh Chi, phụ huynh học sinh của trường Sakura Montessori Cầu Giấy chia sẻ: “Chúng tôi cảm thấy rất may mắn khi tìm được cho con một ngôi trường mà ở đó những chiếc camera không còn ý nghĩa. Qua mỗi ngày mỗi tháng, với những gì con thể hiện ở nhà, ở trường, bố mẹ thực sự cảm thấy biết ơn. Các con không chỉ được chăm sóc, các con không chỉ được vui chơi, các con đã được dạy dỗ tốt…” Và thay cho lời kết cũng như trả lời câu hỏi “trở thành giáo viên mầm non Montessori chuẩn quốc tế khó hay dễ?” Cô Phạm Phương Nga, giáo viên mầm non Sakura Montessori (Thái Bình) chia sẻ: “Nếu như 5 năm trước có người hỏi mình có muốn trở thành giáo viên mầm non hay không thì mình sẽ trả lời là chưa bao giờ nghĩ đến. Nhưng đến hôm nay, sau khi tham dự khóa đào tạo về Montessori do trường Sakura Montessori tổ chức mình đã thay đổi hoàn toàn suy nghĩ về giáo viên mầm non và thấy rằng quyết định chuyển từ dạy học ở một cấp học khác sang dạy mầm non Montessori là lựa chọn sáng suốt nhất”. Nguồn https://vietnamnet.vn/nhung-tieu-chuan-vang-cua-giao-vien-mam-non-montessori-2070367.html |