Làm sao giáo dục con đúng cách ở những giai đoạn đầu của con trẻ? Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng mình có nhiều thời gian đồng hành cùng con khi còn nhỏ mà không biết rằng khi lớn lên, con cái sẽ dần xa cách cha mẹ. Khi đó, nhiều cơ hội giáo dục đã bị bỏ lỡ. Lý do mà vì sao cha mẹ nên giáo dục con ngay từ nhỏ bởi sự phát triển sớm của trẻ rất quan trọng, đặt nền móng cho phần còn lại của cuộc đời con. Bộ não có khả năng tiếp thu cao nhất trong năm năm đầu tiên, dẫn đến những trải nghiệm ban đầu có tác động rất lớn đến sự phát triển của các kết nối thần kinh. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ của trẻ trong suốt cuộc đời. Cụ thể hơn, sự phát triển sớm của trẻ có tác động trực tiếp đến hành vi, kỹ năng xã hội, ranh giới cảm xúc, khả năng hình thành mối quan hệ thân thiết và mức độ thành tích của trẻ, ngay cả khi trẻ trưởng thành. Vậy làm thế nào để nuôi dạy con thành người con ưu tú trong suốt những năm đầu đời là một bài toán lớn đối với nhiều phụ huynh. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cần tham khảo sự phân chia theo ba khoảng thời gian mà con trẻ ảnh hưởng lớn nhất như sau. Giai đoạn đầu 0-3 tuổi Các chuyên gia về nuôi dạy con cái cho rằng: Cũng giống như các khối nhà, móng càng vững chắc thì các khối xây càng cao, chính vì vậy, các bậc cha mẹ nên tạo cho con mình cảm giác an toàn trong giai đoạn này. Trong giai đoạn này, con trẻ cũng thường hay mắc sai lầm, cha mẹ cần luôn bao dung, tha thứ và yêu thương chúng vô điều kiện. Bởi vì, khi bọn trẻ biết rằng bố mẹ luôn yêu thương thì dù có chuyện gì xảy ra đi nữa thì chúng sẽ rất tự tin và an toàn. Khi trẻ biết rằng bố mẹ luôn ở bên, dù chúng tốt đẹp hay tồi tệ thì con sẽ hạnh phúc. Không phải là tiền bạc, đồ chơi đắt tiền, quần áo hàng hiệu, những chuyến du lịch đẳng cấp, nhà ở hiện đại hay ô tô, điện thoại thông minh, máy tính bảng... mang đến cho trẻ niềm vui hay cảm giác thực sự hạnh phúc. Chính những điều vô cùng đơn giản mà trẻ được trải nghiệm với bố mẹ hàng ngày mới là bí mật làm nên cảm giác hạnh phúc "bền vững" cho mọi đứa trẻ.
Các chuyên gia từng nói: "Trước sáu tuổi là giai đoạn quan trọng để phát triển nhân cách. Hầu hết những thói quen và thái độ quan trọng cần có trong cuộc sống đều được vun đắp thành công trước sáu tuổi". Giai đoạn 3-6 tuổi là giai đoạn quan trọng để hình thành tính cách và thói quen của trẻ, những lời nói và việc làm của cha mẹ ở giai đoạn này có ảnh hưởng rất lớn đến trẻ. Nếu cha mẹ có thói quen tốt, con cái cũng sẽ có thói quen tốt, nếu cha mẹ lười biếng, chửi thề thì con cái sẽ trở thành bản sao. Nếu cha mẹ giúp con tu dưỡng tốt trong giai đoạn này, trong tương lai, tự nhiên, đứa trẻ sẽ là một thành viên tốt của xã hội. Cha mẹ nên đừng sử dụng những phương pháp cứng nhắc để giáo dục tất cả trẻ em mà phải nương theo tính cách của trẻ. Giai đoạn 3: 6-10 tuổi Đứa trẻ như cây non vừa nảy mầm, cha mẹ là người làm vườn cần mẫn chăm sóc, không chỉ tưới nước, mà còn dùng cách giáo dục đúng đắn như bón phân cho trẻ, để trẻ tăng trưởng khỏe mạnh và hạnh phúc hơn". Ở giai đoạn phát triển này, trẻ chậm lớn, nhận thức cũng thay đổi, chúng có nhiều ý tưởng hơn. Vì vậy, cha mẹ hãy dành cho con sự tôn trọng nhiều hơn và để con mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình. Đặc biệt, giai đoạn này, cha mẹ cần khuyến khích con mỗi khi con làm điều tích cực. Do đó, điều quan trọng là các bậc cha mẹ và những người làm việc với trẻ em phải hỗ trợ và khuyến khích sự phát triển trong mọi lĩnh vực. Tất cả trẻ em đều học được nhiều hơn nếu những người lớn xung quanh chúng nỗ lực có mục đích để giúp chúng. Nguồn Giáo dục và Thời đại
|