Nguyên nhân và cách ngăn ngừa khô da ở trẻ sơ sinh đúng cách Vì nhiều nguyên nhân, làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh dễ bị khô da và bong tróc da. Điều này không chỉ khiến bé cảm thấy khó chịu mà còn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn da, dẫn đến các chứng bệnh về da nghiêm trọng khác. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách ngăn ngừa khô da ở trẻ sơ sinh đúng cách nhé! 1. Những điều cầu lưu ý khi đối phó với tình trạng khô da ở trẻ sơ sinh
Tìm hiểu cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị khô da và điều trị chuẩn y khoa. Đối với vùng da khô trên đầu và mặt của bé, bạn cần đảm bảo cấp đủ nước cho cơ thể bé bằng cách cho bé bú thường xuyên. Mất nước là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khô da. Đối với triệu chứng sần sùi trên da hoặc bệnh chàm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để sử dụng thuốc bôi điều trị chuyên sâu. Chỉ nên tắm sơ cho trẻ bằng nước ấm, tránh tắm bé trong thời gian quá lâu. Sử dụng xà phòng tắm dịu nhẹ hoặc chuyên dụng dành cho bé. Sử dụng chất tẩy rửa dịu nhẹ để giặt quần áo trẻ sơ sinh. 2. Các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khô da đầu Trẻ sơ sinh bị khô da mặt, trán hay da đầu không phải là điều bất thường. Dưới đây là một số nguyên nhân hàng đầu gây ra các mảng khô trên da trẻ em ở vùng xung quanh mặt: Da mặt của trẻ sơ sinh thường bị khô do quá trình bong tróc da tự nhiên. Nguyên nhân phổ biến nhất khiến da mặt bé bị khô trong một hoặc hai tuần đầu tiên là do quá trình tẩy tế bào chết tự nhiên trên da. Bởi môi trường nước ối trong bụng mẹ đã không cho phép cơ chế tẩy da chết tự nhiên của cơ thể được hoạt động. Cũng chính vì thế mà trẻ sinh non thường sẽ ít bị bong tróc và khô da hơn so với ở những trẻ sơ sinh đủ tháng. Các mảng khô xuất hiện do tắm cho bé trong thời gian quá lâu. Nước ấm tắm cho trẻ là nguyên nhân làm tăng nguy cơ khô da vì nó làm mất đi lượng dầu tự nhiên của da. Hãy chỉ tắm sơ cho bé trong thời gian ngắn để xem liệu tình trạng khô da có giảm bớt hay không nhé! Da bé khô do mất nước. Cũng giống như người lớn, tình trạng khô da ở trẻ sơ sinh có thể chỉ đơn giản là do bé bị mất nước. Do đó, hãy đảm bảo rằng bạn cho bé bú và uống đủ nước mỗi ngày. Da khô trên trán, da đầu hoặc da mặt của bé có thể do tình trạng bệnh lý gây ra. Nếu da bé bị khô mà không do bất cứ nguyên nhân nào kể trên, hãy đưa bé đi gặp bác sĩ để cho chẩn đoán y khoa đúng nhất. Các mảng da khô trên da trẻ sơ sinh do bệnh chàm. Nếu bạn nhận thấy da bé bị đỏ và nứt nẻ hoặc ngứa, khô, bong tróc thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh chàm. Hãy tìm đến sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa để tìm cách trị bệnh cho bé nhé!
Đối với tình trạng khô da ở trẻ sơ sinh do mất nước, hãy cho trẻ bú thường xuyên. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị cho trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời. Nhưng không phải mẹ bỉm nào cũng có thể cho con bú sữa mẹ, lúc này bạn có thể cấp đủ nước cho con bằng cách cho bé uống sữa công thức. Đối với tình trạng khô da do các bệnh lý như bệnh chàm và bệnh vảy cá, hãy tìm đến các bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu để chọn dùng sản phẩm kem đặc trị phù hợp. 4. Cách chống khô da đầu, mặt và trán ở trẻ sơ sinh Giới hạn thời gian tắm của bé trong khoảng thời gian không quá 15 phút. Đảm bảo rằng bạn sử dụng khăn mềm khi lau khô da cho trẻ và luôn vỗ nhẹ nhàng thay vì chà xát. Luôn luôn sử dụng xà phòng tắm dịu nhẹ cho bé. Sử dụng bột giặt/ nước giặt và nước xả vải chuyên dụng dành cho quần áo trẻ sơ sinh. Sử dụng kem dưỡng ẩm an toàn cho bé nếu cần.
Hy vọng bài viết trên giúp bạn hiểu hơn về tình trạng khô da ở trẻ sơ sinh cũng như biện pháp xử lý và chăm sóc làn da nhạy cảm của bé. Từ đó bé sẽ có thể cảm thấy thư giãn thoải mái hơn và tự do phát triển toàn diện mỗi ngày. Chúc bé yêu của bạn luôn khỏe mạnh và bình an nhé! Nguồn sưu tầm |