Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Những thực phẩm phòng bệnh sởi cho trẻ


 

Sữa chua, thực phẩm giàu kẽm, thịt gà, ... là những thực phẩm phòng bệnh sởi mà bố mẹ nên bổ sung hằng ngày trong bữa ăn của trẻ.

Ai có nguy cơ?

Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu những đối tượng nào có nguy cơ bị bệnh sởi để chủ động phòng ngừa một cách tốt nhất. Trẻ em không được tiêm vắc-xin phòng bệnh có nguy cơ mắc sởi và các biến chứng cao nhất. Phụ nữ mang thai không được tiêm phòng cũng có nguy cơ. Bất cứ ai không có miễn dịch (người chưa được tiêm phòng bệnh sởi hoặc đã được tiêm phòng nhưng không tạo được miễn dịch) đều có nguy cơ mắc sởi.

Virus rất dễ lây qua ho và hắt hơi, tiếp xúc gần hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết nhiễm bệnh của mũi hoặc họng. Virus vẫn hoạt động và dễ lây trong không khí hoặc trên các bề mặt bị nhiễm trong gần 2 giờ. Nó có thể lây truyền từ người mắc bệnh trong vòng 4 ngày trước khi bắt đầu phát ban cho tới 4 ngày sau khi phát ban. Do vậy, những người tiếp xúc với người mắc bệnh sởi thường có nguy cơ mắc bệnh cao.

Một số thực phẩm phòng bệnh sởi cho trẻ

Thực phẩm giàu Kẽm

Kẽm giúp khống chế sự sinh sôi và nảy nở của virus. Vì vậy, bổ sung kẽm cũng là một cách để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Việc bổ sung kẽm trong chế độ ăn uống của trẻ là rất quan trọng đối với sự phát triển của các tế bào bạch huyết - tế bào của hệ miễn dịch giúp nhận ra và tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập, virus và các tác nhân "xấu" khác. Nguồn thực phẩm giàu kẽm như hải sản, đậu, rau bi-na, nấm v.v... Bố mẹ nên chú ý bổ sung những thực phẩm này trong thực đơn của bé. Ngoài ra ăn thịt nạc, gia cầm, lòng đỏ trứng gà hoặc cá cũng giúp cơ thể hấp thụ được nhiều kẽm.

Yến mạch

Theo một chuyên gia người Nauy, yến mạch có chứa beta-glucan, một loại sợi có khả năng kháng khuẩn và chống oxy hoá. Khi động vật ăn hợp chất này, chúng ít có khả năng bị cúm, herpes và nhiều bệnh lây nhiễm khác. Yến mạch không những có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, đẩy nhanh tốc độ khỏi bệnh và còn có thể giúp thuốc kháng sinh phát huy tác dụng tốt hơn.

Để đạt được hiệu quả mẹ nên cho trẻ ăn yến mạch khoảng 3 lần/ tuần xen kẽ với việc ăn cơm gạo và các loại thực phẩm tinh bột khác.

Tăng cường rau củ quả

Các loại rau củ quả có chứa nhiều Vitamin A và Vitamin C cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Đặc biệt là Vitamin A vì đây là loại vitamin quan trọng cho mắt, chống lại sự tấn công của virus sởi vào mắt bé. Vitamin A bạn có thể tìm thấy ở các loại rau củ quả có màu cam như đu đủ, cà rốt, bí đỏ. Bổ sung cho bé bằng những món ăn như chè bí đỏ, bí đỏ xào, cháo thịt cà rốt, canh khoai tây cà rốt. Vitamin C có thể tìm thấy ở các loại hoa quả như chanh, bưởi, cam …

Nấm

Hầu như tất cả các loại nấm có chứa vitamin D và chất chống oxy hóa cần thiết cho việc chiến đấu cảm lạnh và tăng cường khả năng miễn dịch.

Sữa chua

Trong sữa chua chứa nhiều probiotic, một loại lợi khuẩn đóng vai trò quan trọng để cơ thể bé chống lại bệnh tật và tăng cường sức khỏe của hệ tiêu hóa. Để bé có sức khỏe chống lại virus sởi, mẹ nên cho bé (từ 6 tháng tuổi trở lên) ăn sữa chua với "liều lượng": 6 - 10 tháng ăn nửa hộp/ ngày, 1 - 2 tuổi ăn 3/4 - 1 hộp/ngày, trên 2 tuổi ăn 1 hộp/ngày.

Ngoài ra khi cho bé ăn sữa chua mẹ lưu ý ko hâm nóng hay pha với nước nóng để tránh làm mất khả năng hoạt động của vi khuẩn có lợi. Nên để bé ăn sữa chua sau bữa ăn chính và nên súc miệng khi ăn xong để tránh cho bé gặp vấn đề về răng miệng sau này.

Tỏi

Thành phần của tỏi chứa nhiều chất kháng sinh allicin chống lại virus gây bệnh. Với trẻ nhỏ, việc cho thêm chút tỏi khi xào nấu không những tăng cường hương vị cho món ăn làm bé thích thú hơn mà còn giúp bé rất nhiều trong việc tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Canh gà


Thịt gà khi nấu thành canh sẽ sản sinh ra một loại chất có tác dụng giúp trẻ tăng sức đề kháng.

Một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trường Đại học Nebraska phát hiện ra rằng chất Cysteine ​​acid amin có trong tht gà khi nu canh có tác dng hóa hc tương t như acetylcystein một chất có trong thuốc giúp ngăn chặn sự di cư của các tế bào viêm. Bổ sung thêm gia vị tự nhiên chẳng hạn như hành và tỏi vào món canh gà, súp gà cho trẻ có thể giúp tăng sức mạnh của hệ miễn dịch cho bé.

Sữa tươi

Sữa tươi cung cấp lượng dinh dưỡng, vitamin, và khoáng chất dồi dào cho cơ thể. Những trẻ em được uống sữa tươi thường xuyên thì sẽ có sức khoẻ rất tốt, hệ miễn dịch được tăng cường, đồng thời nồng độ vitamin D trong máu cũng cao hơn so với các trẻ em khác.

Các nghiên cứu cũng khẳng định tỷ lệ đạm whey và casein trong sữa tươi có thể gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ dưới 12 tháng tuổi nên sữa tươi được khuyến cáo chỉ nên dùng cho trẻ trên 12 tháng tuổi. (Tỉ lệ whey: casein ở sữa mẹ là 60:40. Và tỉ lên này được coi là tỉ lệ tối ưu, giúp trẻ hấp thu tốt nhất và cũng là tiêu chuẩn đối với các sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ nhũ nhi. Vì thế đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi các mẹ không nên cho trẻ uống sữa tươi).

Vì vậy, bố mẹ nên tập cho trẻ thói quen uống sữa tươi mỗi ngày để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh nhé!

Thịt bò


Như đã nói ở trên, việc thiếu hụt kẽm ở trẻ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh ở trẻ. Để bổ sung kẽm cho trẻ, mẹ nên ưu tiên cho con ăn thịt bò từ 3-4 bữa/tuần.

Bên cạnh việc cung cấp thực phẩm phòng bệnh sởi cho trẻ, bố mẹ nên phòng ngừa cho trẻ bằng các biện pháp như tránh để trẻ đến nơi đông người, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường v.v.

Nguồn http://kenhsuckhoe.vn