Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em


Giấc ngủ cần thiết với tất cả mọi người, nhưng đối với trẻ em giấc ngủ vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ. Trẻ em muốn mau lớn khỏe mạnh thì phải có giấc ngủ ngon, ngủ đủ thời gian và giấc ngủ sâu.

Vậy thế nào là thì gọi là rối loạn giấc ngủ?

Khi bị rối loạn giấc ngủ trẻ ngủ không yên, trằn trọc quấy khóc, lăn lóc, xoay ngang, xoay dọc trên giường, hay giật mình, chỉ một tiếng động nhỏ đã bừng tỉnh dậy, rối loạn giấc ngủ còn biểu hiện bằng thời gian ngủ: trẻ ngủ ít, vào giấc ngủ khó khăn, đi ngủ rất muộn…chính vì ngủ ít nên trẻ rất mệt mỏi, biếng ăn và chậm lớn.

Thời gian ngủ bao nhiêu thì đủ?

Mỗi lứa tuổi thời gian ngủ khác nhau, trẻ càng nhỏ thời gian ngủ càng nhiều.

Trẻ sơ sinh: ngủ 16 – 18h/ ngày, trừ những lúc thức để ăn còn lại là trẻ ngủ.

Trẻ: 2 – 12 tháng cần ngủ 14 -16h/ngày.

Trẻ 13 – 36 tháng cần ngủ 12 – 14h/ngày.

Trẻ từ 3 – 5 tuổi cần ngủ 10 – 12h/ngày.

Từ 6 tuổi – 10 tuổi cần ngủ 10 – 11h/ngày.

Từ 10 tuổi trờ lên ngủ bằng người lớn 8h/ngày.

Ngoài thời gian ngủ trẻ còn phải đi ngủ đúng giờ và nhất là vào buổi tối, không nên cho trẻ ngủ quá muộn, tất cả trẻ dưới 6 tuổi không nên đi ngủ sau 21h. Vì nếu ngủ quá muộn hocmon tăng trưởng của thùy sau tuyến yên không tiết ra làm trẻ chậm lớn (hocmon tuyến yên tiết ra nhiều nhất là 11h-12h đêm khi trẻ đang ngủ say), mặt khác ngủ quá muộn hôm sau trẻ lại dậy muộn ảnh hưởng đến bữa ăn sáng, trẻ nhỏ thì không có thời gian tắm nắng nên bị còi xương, trẻ lớn thì muộn học vào bữa sáng cũng không ăn được đầy đủ đây cũng chính là nguyên nhanan gây suy dinh dưỡng ở trẻ em.

Những nguyên nhân nào gây rối loạn giấc ngủ của trẻ?

Các nguyên nhân về bệnh lý

Bệnh hàng đầu gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ em nhất là trẻ đang còn trong giai đoạn bú mẹ là bệnh còi xương do trẻ bị thiếu canxi nên dẫn đến rối loạn giấc ngủ. Vì vậy khi thấy trẻ có biểu hiện rối loạn giấc ngủ các bà mẹ nên cho con đi khám bác sỹ xem trẻ có bị còi xương hay không để điều trị kịp thời, vì bệnh còi xường nếu được điều trị sớm thì sẽ không để lại những di chứng cho trẻ sau này như đầu bẹp, trán dô, lồng ngực dô, chân cong vòng kiềng: chữ O, chữ X, thấp chiều cao…

Bệnh hàng đầu gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ em nhất là trẻ đang còn trong giai đoạn bú mẹ là bệnh còi xương do trẻ bị thiếu canxi nên dẫn đến rối loạn giấc ngủ. Vì vậy khi thấy trẻ có biểu hiện rối loạn giấc ngủ các bà mẹ nên cho con đi khám bác sỹ xem trẻ có bị còi xương hay không để điều trị kịp thời, vì bệnh còi xường nếu được điều trị sớm thì sẽ không để lại những di chứng cho trẻ sau này như đầu bẹp, trán dô, lồng ngực dô, chân cong vòng kiềng: chữ O, chữ X, thấp chiều cao…

Thiếu một số vi chất dinh dưỡng: đặc biệt thiếu kẽm, magie cũng là nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ em kể cả trẻ lớn.

Trẻ đang mắc 1 số bệnh nhiễm khuẩn cấp hoặc mạn tính như: viêm họng, viêm Amidal, nhất là viêm VA làm trẻ tịt mũi khó thở cũng gây rối loạn giấc ngủ.

Các nguyên nhân khác

Do phòng ngủ không đủ không khí vì đóng kín cửa, nhiệt độ phòng ngủ nóng quá hoặc lạnh quá, nơi ngủ quá ồn ào, để đèn quá sáng cũng có thể do trẻ ăn không đủ bị đói cũng gây rối loạn giấc ngủ.

Do điều kiện vệ sinh kém: tã lót ướt không thay, quần áo không sạch, giường chiếu không sạch làm trẻ viêm da ngứa ngáy khó chịu không ngủ được.

Giấc ngủ đối với trẻ em là vô cùng quan trọng, khi trẻ có những biểu hiện rối loạn giấc ngủ các bậc cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân, cần thiết thì nên cho con đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể được để cho bé có một giấc ngủ ngon, tập thói quen cho trẻ ngủ đúng giờ, có vậy bé mới ăn ngon mau lớn và khỏe mạnh.

Ths. Lê Thị Hải -Viện Dinh dưỡng

Nguồn http://mattroibetho.vn