Đánh giá thực hiện chủ đề (chương trình giáo dục mầm non) ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ Vụ GDMN - Bộ Giáo dục và Đào tạo 1. Mục đích đánh giá thực hiện chủ đề - Đánh giá để làm gì? + Để cải tiến hoặc điều chỉnh các hoạt động giáo dục, cách tổ chức hoạt động, phương tiện... + Điều chỉnh mục đích, mục tiêu. - Ai đánh giá? + Người đánh giá: Giáo viên tự đánh giá công việc của mình và xem xét các biểu hiện của trẻ trong quá trình giáo dục. - Đánh giá ai? đánh giá cái gì? + Chuẩn bị môi trường giáo dục. + Cách tiến hành các hoạt động giáo dục trẻ. + Đánh giá trẻ trong quá trình giáo dục. (trong các hoạt động hàng ngày và sau chủ đề) + Những lưu ý và điều chỉnh cần thiết 2. Nội dung và hình thức đánh giá - Đánh giá việc thực hiện chương trình sẽ được hướng dẫn sau khi hoàn chỉnh chuẩn phát triển của trẻ. a. Chuẩn bị môi trường giáo dục - Môi trường lớp học do cô và trẻ cùng chuẩn bị, sắp xếp và được hoàn thiện dần trong quá trình thực hiện chủ đề. - Môi trường phản ánh nội dung chủ đề và được bố trí hợp lý, linh hoạt các khu vực hoạt động: số lượng, vị trí, diện tích các góc hoạt động và các khoảng trống cho hoạt động nhóm lớn - Đồ dùng, đồ chơi, học liệu được trẻ sử dụng: An toàn, đa dạng, hấp dẫn, có tác dụng kích thích trẻ hoạt động, khám phá, tìm kiếm thông tin, thực hiện ý định của trẻ và rèn luyện các kỹ năng theo mục tiêu chủ đề. - Các sản phẩm của trẻ được trưng bày và sử dụng trong các góc hoạt động. - Có nơi cung cấp thông tin trao đối với phụ huynh phù hợp với chủ đề và thực tế. b. Tiến hành tổ chức hoạt động giáo dục - Các hoạt động giáo dục/trò chơi được tổ chức nhằm tới mục tiêu của chủ đề/bài học. - Sử dụng những kinh nghiệm của trẻ, sản phẩm của trẻ, của cha mẹ trẻ, môi trường sẵn có xung quanh và các vấn đề được trẻ quan tâm để tổ chức các HĐ giáo dục - Quan tâm tới cá nhân trẻ và tạo cơ hội cho mọi trẻ đều được tham gia các họat động. - Khuyến khích trẻ sáng tạo, chia sẻ ý kiến, đặt các câu hỏi. Gợi ý và dành thời gian cho trẻ suy nghĩ, tự lựa chọn, tự quyết định và thể hiện ý định của mình. Can thiệp hợp lý khi trẻ gặp trở ngại. - Tổ chức các hoạt động/trò chơi một cách tự nhiên, cuốn hút trẻ, phù hợp với khả năng của trẻ, phản ảnh nội dung và tích hợp chủ đề. c. Đánh giá trẻ trong quá trình giáo dục - Đánh giá trẻ trong hoạt động hàng ngày (Nếu thấy thực sự cần thiết và bổ ích cho công việc tiếp theo) - Đánh giá trẻ sau chủ đề: - Trẻ hứng thú, tích cực với những hoạt động/trò chơi của chủ đề. - Trẻ sử dụng hợp lý, sáng tạo các đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu cho các hoạt động của chủ đề. - Trẻ chủ động làm việc và giao tiếp với nhau, với giáo viên. - Trẻ độc lập, tự quyết định, nỗ lực hoàn thành công việc và sáng tạo. - Trẻ sạch sẽ, hoạt bát, có nề nếp, thói quen tốt. d. Các lưu ý cần thiết - Vấn đề khó, chưa phù hợp, chưa hấp dẫn trẻ? - Mục tiêu nào của chủ đề cần phải xem xét lại ? - Kiến thức, kỹ năng nào của trẻ cần được lưu ý ở chủ đề tiếp theo? - Cần thay đổi môi trường giáo dục, phương tiện và cách tổ chức hoạt động giáo dục như thế nào? - Trẻ nào cần được làm việc cá nhân hay cần thông báo với phụ huynh để có những quan tâm đặc biệt nhằm đạt mục tiêu giáo dục? (sức khoẻ, tình cảm, thái độ, kiến thức, kỹ năng..) - Những điểm lưu ý khác - Việc đánh giá ghi chép thông tin về từng trẻ được khuyến khích nếu GV có thể thực hiện được 3. Phương pháp đánh giá và cách ghi chép - Việc đánh giá MTGD và cách tiến hành các hoạt động giáo dục được xem xét và đối chiếu với các tiêu chí đã đưa ra qua quan sát.. - Cách đánh giá trẻ chủ yếu là quan sát một cách tự nhiên các hoạt động hàng ngày của trẻ, trò chuyện với trẻ và thông qua các sản phẩm của trẻ. - Trong trường hợp đặc biệt, để khẳng định thêm những đánh giá của mình về 1 trẻ nào đó, giáo viên có thể đưa ra các bài tập hoặc trao đổi với phụ huynh để có thêm thông tin về trẻ này. - Giáo viên có thể dùng phiếu đánh giá thực hiện chủ đề để ghi chép và lưu giữ nhằm xem xét một cách hệ thống những điều chỉnh của ḿnh, những vấn đề lưu ý đã được giải quyết hay chưa và rút ra những bài học cần thiết. - Việc đánh giá trẻ sau 1 ngày ở lớp và những nhận xét ở các mục A, B, C trong phiếu được ghi chép lại sẽ hỗ trợ cho việc ghi chép ở mục D. - Sau buổi kết thúc chủ đề, giáo viên cần khoảng 30 phút để hoàn thành phiếu này và trao đổi những băn khoăn với đồng nghiệp trong các buổi sinh hoạt chuyên môn gần nhất để có được những điều chỉnh hợp lý trong kế hoạch tiếp theo của mình. -Các tiêu chí đánh giá này được dùng để giám sát, đánh giá giáo viên của cán bộ quản lý các cấp.
Lưu ý: - G/V đánh giá trẻ là phục vụ cho công việc của mình. Do đó nếu việc ghi chép là hữu ích thì ghi lại. - Khi đánh giá giáo viên các cấp quản lý cần quan tâm nhiều hơn đến việc đánh giá trẻ. Mục đích - Hiểu rõ về trẻ (Mức độ phát triển, năng khiếu hoặc những mặt yếu) -Xác định mục tiêu, yêu cầu phù hợp – mang tính phát triển - thử thách với trẻ - Lựa chọn các nội dung GD phù hợp với khả năng và hứng thú của trẻ - Điều chỉnh phương pháp, tổ chức HĐ hấp dẫn, lôi cuốn trẻ
|