Trách nhiệm của các cấp quản lý và giáo viên mầm non trong việc chỉ đạo và thực hiện chương trình Trách nhiệm của các cấp quản lý và giáo viên MN trong việc chỉ đạo và thực hiện chương trình 1.Trách nhiệm của Bộ GD&ĐT • XD và ban hành chương trình • Biên soạn tài liệu BD cho GV và CBQL • Hướng dẫn thực hiện CT: tập huấn, Tham quan, thực hành, điều kiện thực hiện • XD và hướng dẫn sử dụng chuẩn PT trẻ • Ban hành danh mục thiết bị phục vụ CT, hướng dẫn sử dụng, bảo quản • Kiểm tra, giám sát, rút kinh nghiệm, hoàn thiện chương trình 2.Trách nhiêm của Sở GD · Tham gia các lớp tập huấn do Bộ tổ chức · Tập huấn cho cán bộ cốt cán cấp huyện · Hướng dẫn các phòng giáo dục quận, huyện các điều kiện thực hiện chương trình: · Tham mưu với uỷ ban nhân dân tỉnh và hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách · Tổ chức rút kinh nghiệm trong quá tŕnh triển khai chương trình · Tổ chức đánh giá việc thực hiện chương trình CS-GD trẻ: Thu thập thông tin, tổng hợp đề xuất chỉnh sửa, bổ sung chương trình 3.Trách nhiệm của phòng giáo dục · Tham gia các lớp tập huấn của Sở · Tập huấn cho cán bộ quản lý và giáo viên · Hướng dẫn các trường mầm non · Hỗ trợ các trường · Tham mưu với uỷ ban nhân dân huyện và hội đồng nhân dân · Tổ chức rút kinh nghiệm · Tổ chức đánh giá việc thực hiện CTCSGD trẻ: Mục tiêu, nội dung, cách đánh giá: Linh hoạt, sáng tạo … · Để đề xuất những chỉnh sửa và bổ sung chương trình 4.Trách nhiệm của trường MN · Triển khai các điều kiện thực hiện chương trình · Tạo điều kiện cho giáo viên: BD, tham quan, áp dung PP mới · Ban giám hiệu hỗ trợ việc XD kế hoạch và giám sát việc thực hiện chương trình GD · Tổ chức rút kinh nghiệm thực hiện chương trình của trường: trao đổi trực tiếp với giáo viên · Thoả thuận với phụ huynh và thống nhất một số quy định chung · Đánh giá việc thực hiện chương trình · Tham mưu với cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương 5.Trách nhiệm của GVMN · Lựa chọn nội dung GD thực hiện trong năm theo 5 lĩnh vực · Lập kế họach chăm sóc, giáo dục trẻ theo chủ đề/tháng: · Lập kế hoạch hoạt động cho trẻ. Khi lập kế hoạch cần thể hiện rõ các hoạt động sẽ tổ chức, phương pháp để khuyến khích hứng thú và tích cực hoạt động của trẻ. · Tạo môi trường học tập tích cực cho trẻ. · Thực hiện đánh giá trẻ trong quá trình GD: Đánh giá trẻ hàng ngày và đánh giá giai đoạn · Tăng cường phối hợp với gia đình để thực hiện chương trình giáo dục mầm non đạt hiệu quả. · Tham gia đầy đủ các hoạt động do nhà trường tổ chức, · Tự học tập nâng cao trình độ và rèn luyện bản thân · Chú ý + Giúp trẻ phát triển đồng đều các lĩnh vực : thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tính cảm- xã hội và thẩm mỹ. + Phát huy tính tích cực của trẻ, vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống khác nhau. + Trẻ được học chủ yếu qua chơi ; + Giáo viên là người hỗ trợ trẻ ; + Các hoạt động GD được tổ chức một cách tích hợp.
|