Cách bổ sung chất xơ cho bé khi thiếu rau xanh do giãn cách
Trẻ ăn đủ chất, uống nhiều nước, vận động mỗi ngày, ngủ trước 21h, giữ vệ sinh,... giúp tăng sức đề kháng, tránh nhiễm bệnh trong dịch Covid-19. Sức đề kháng là "tấm lá chắn" bảo vệ cơ thể trẻ trước ảnh hưởng của môi trường và các tác nhân gây bệnh. Trong bối cảnh Covid-19, tăng sức đề kháng cho trẻ rất cần thiết. Dưới đây là những gợi ý giúp phụ huynh nâng cao hệ miễn dịch của con. Áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học Theo Thầy thuốc nhân dân, bác sĩ chuyên khoa II Đinh Thị Kim Liên, nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng - Bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ Dinh dưỡng Hệ thống Phòng khám Nutrihome: Một trong những cách giúp tăng sức đề kháng cho trẻ là xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sữa mẹ chứa hàm lượng dưỡng chất và kháng thể dồi dào. Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời có thể phát triển khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng, phòng tránh được các bệnh nhiễm trùng, dị ứng... Ngoài cung cấp dinh dưỡng từ nguồn sữa, những trẻ bước vào độ tuổi ăn dặm và trẻ lớn hơn cần được bổ sung đầy đủ, đa dạng các nhóm thực phẩm trong tự nhiên gồm chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất.
Phụ huynh cần lưu ý nhóm chất xơ có trong các loại rau xanh, củ quả, trái cây... vì chứa rất nhiều vitamin C, E góp phần tăng đề kháng. Bố mẹ nên bổ sung các loại vitamin và khoáng chất mà cơ thể không tự tổng hợp hay có rất ít trong thực phẩm cho con dưới sự tư vấn của bác sĩ. Cho trẻ vận động mỗi ngày Cùng với dinh dưỡng cân bằng, vận động thường xuyên là một trong những "chìa khóa vàng" tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ khỏe mạnh. Tổ chức About Kids Health của Canada chỉ ra rằng, trẻ 5-17 tuổi cần vận động ít nhất 60 phút một ngày vì đang trong thời kỳ phát triển cơ xương. Tuy nhiên, trong những ngày giãn cách, trẻ bị hạn chế ra ngoài. Ít vận động, năng lượng không được tiêu hao đúng cách khiến trẻ bị uể oải, mệt mỏi hơn, thậm chí còn làm gia tăng tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ. Bố mẹ cần khuyến khích con hoạt động thể lực phù hợp như tham gia các công việc nhà: lau nhà, quét dọn, rửa bát... Hỗ trợ và cổ vũ trẻ chơi các môn thể thao dễ thực hiện tại nhà: đi bộ, nhảy dây, lắc vòng, đạp xe... cũng rất có ích. Tiêm vaccine đầy đủ và đúng lịch Theo bác sĩ Kim Liên, tiêm vaccine là biện pháp khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch và phòng các bệnh truyền nhiễm hiệu quả. Phụ huynh nên nhớ đưa trẻ đi tiêm chủng các mũi cần thiết đầy đủ và đúng lịch.
Đảm bảo trẻ uống đủ nước Nước rất cần thiết đối với cơ thể con người. Cơ thể được cung cấp đủ nước sẽ tăng cường trao đổi chất, đào thải độc tố, hỗ trợ hệ miễn dịch. Trẻ 0-6 tháng chưa cần uống nước; trẻ 6-12 tháng nên bổ sung khoảng 300 ml nước một ngày; trẻ trên một tuổi uống theo nhu cầu. Lượng nước cơ thể trẻ cần có thể cung cung cấp qua nước lọc, sữa, nước canh... Tập cho trẻ ngủ sớm, đủ giấc Giấc ngủ không chỉ giúp trẻ phát triển chiều cao, trí não còn có tác dụng cải thiện, nâng cao sức đề kháng. Trẻ phải ở nhà thường xuyên thường có nhiều thời gian tiếp xúc các thiết bị điện tử (điện thoại, Ipad hay TV...) khiến giờ giấc sinh hoạt dễ đảo lộn, thức khuya hơn, ngủ muộn hơn. Trẻ thiếu ngủ sẽ suy giảm hệ miễn dịch, dễ mắc bệnh hơn trẻ ngủ đủ giấc. Thiếu ngủ còn khiến trẻ thiếu tỉnh táo và dễ mất tập trung. Bố mẹ nhắc nhở con ngủ sớm và đủ giấc, tốt nhất là trước 21h. Ngủ sớm còn để lượng hormone tăng trưởng thường tiết ra nhiều nhất vào khoảng 22h -1h khi trẻ ngủ say. Giữ môi trường sống sạch sẽ Trong tình hình dịch bệnh, ngoài chế độ ăn uống, vận động, sinh hoạt lành mạnh, mẹ cũng cần đảm bảo môi trường sống xung quanh trẻ sạch nhằm hạn chế tối đa mầm bệnh. Mẹ cần nhắc nhở trẻ thường xuyên rửa tay, mở cửa để Tự ý sử dụng thuốc tăng đề kháng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Ảnh: Shutterstock. Cẩn trọng khi sử dụng thuốc tăng đề kháng Bác sĩ Kim Liên cho biết, nhiều mẹ vì muốn nhanh chóng tăng sức đề kháng cho con đã nhờ đến sự hỗ trợ của một số loại thuốc. Mẹ không nên tự ý mua thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ uống, bởi có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Sức đề kháng của trẻ còn phụ thuộc vào các yếu tố như chế độ vận động, dinh dưỡng, cơ địa, môi trường sống... "Tự ý sử dụng thuốc, nếu không đúng cách hoặc quá liều có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe không mong muốn, thậm chí nguy hiểm cho trẻ như sốc phản vệ (với nhóm vitamin B), sỏi thận (khi dùng canxi liều cao), táo bón (uống nhiều sắt), ngộ độc (nhóm vitamin A, D, E), rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, dậy thì sớm, tăng huyết áp...", bác sĩ Kim Liên lưu ý thêm. Dùng thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ thường chỉ được chỉ định trong các trường hợp trẻ ốm yếu, suy nhược cơ thể, biếng ăn hay mắc bệnh nhiễm trùng hô hấp, tiêu hóa... dưới sự tư vấn của bác sĩ. Những trẻ phát triển bình thường chỉ cần chú ý đảm bảo chế độ dinh dưỡng và vận động khoa học. Nguồn VNE |