Nỗi sợ kinh hoàng của các mẹ bầu sắp vượt cạn
Các cụ có câu: "Không có gì đau gì hơn đau đẻ". Hầu hết mẹ bầu nào cũng có tâm lý lo lắng và sợ hãi khi ngày dự sinh đang đến gần.
Nỗi sợ đau đẻ "Tôi không chịu đau nổi". Là nỗi sợ của hầu hết các mẹ trong 3 tháng cuối khi nghĩ đến cảnh vượt cạn. Đây cũng chính là lý do mà các mẹ hay lựa chọn các phương pháp giảm đau hoặc gây tê ngoài màng cứng. Trên thực tế có rất nhiều bà mẹ vượt qua được cơn đau chuyển dạ và vượt cạn thành công. Họ chấp nhận chọn cho mình đẻ tự nhiên và trải qua cơn đau này. Nó giúp họ cảm thấy trở nên mạnh mẽ hơn. Bí quyết để vượt qua các cơn đau đẻ là tìm hiểu và áp dụng các phương pháp giúp mẹ kiểm soát được các cơn đau trong quá trình vượt cạn. Không cần thiết phải dùng thuốc mẹ bầu vẫn có thể vượt cạn thành công.
Khi bạn chọn phương pháp sinh thường thì bác sĩ sẽ thường dùng thủ thuật rạch tầng sinh môn. Bác sĩ sẽ rạch 1 khoảng ở khu vực từ âm đạo đến hậu môn để mở rộng cửa âm đạo. Tầng sinh môn của bạn cũng có thể bị rách tự nhiên khi bác sĩ chưa can thiệp. Vết rách và vết rạch sẽ được các bác sĩ khâu bằng nhiều mũi. Rách âm đạo trong quá trình sinh nở là 1 hiện tượng xảy ra rất bình thường. Thực tế nó không ảnh hưởng gì và không quá nghiêm trọng như các mẹ vẫn thường nghĩ và lo lắng đâu!
Nghe thì hơi buồn cười, nhưng đây là tình huống hoàn toàn bình thường của các mẹ khi rặn em bé. Và nó gây ra tâm lý xấu hổ cho các mẹ. Nhưng các mẹ yên tâm, các bác sĩ và y tá sẽ thông cảm cho bạn. Y tá hoặc hộ lý sẽ lau dọn sạch sẽ cho bạn ngay thôi. Chính vì thế, bạn chỉ cần nghĩ đây là một chuyện nhỏ trong quá trình vượt cạn. Hãy thoải mái lên nhé!
Với những mẹ mong muốn được sinh thường nhưng vì lý do nào đó, bác sĩ chỉ định mẹ buộc phải sinh mổ thì hẳn sẽ cực kỳ thất vọng và lo lắng. Việc được chỉ định sinh mổ ngoài dự tính hoàn toàn có thể xảy ra với bất kỳ bà bầu nào. Vì vậy, hãy chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho việc sinh mổ là điều cần thiết để tốt cho cả bạn và em bé nhé!
Rất nhiều người sợ không kịp đến bệnh viện và đẻ rơi. Đây là trường hợp cực kỳ hiếm, đặc biệt là khi sinh con so. Cơn đau chuyển dạ thường xuất hiện nhiều giờ trước khi bé được sinh ra. Thậm chí, ngay cả khi bạn đã vỡ ối thì cũng rất lâu sau đó bé mới chào đời. Hãy tìm hiểu các kiến thức và hỏi bác sĩ để nắm được các dấu hiệu khi sắp chuyển dạ. * Hiện nay các bệnh viện đã có phương pháp gây tê ngoài màng cứng, phương pháp này được thực hiện trước khi sinh giúp mẹ không cảm thấy đau đớn trong suốt quá trình chuyển dạ, trong khi rạch và khâu tầng sinh môn. Tuy nhiên cách này vẫn tiềm ẩn những tác dụng phụ không mong muốn, tác động đáng kể đến sức khỏe của người mẹ sau này. Trước tiên các mẹ bầu nên tìm hiểu kĩ tư vấn của bác sĩ và chuẩn bị tâm lý cho mình thật thoải mái để đón thiên thần bé chào đời nhé!
|