Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Dị tật thai nhi dễ xảy ra nhất ở thời điểm này, đây là những gì mẹ bầu nên tránh


 

Vào thời điểm nhạy cảm này, nếu người mẹ chủ quan không phòng tránh những yếu tố nguy hiểm, sẽ rất dễ gây ra dị tật thai nhi.

Một trong những nỗi lo lắng nhất của các bà bầu chính là dị tật thai nhi. Mỗi khi đến bệnh viện khám, họ đều sợ không biết mình có khỏe mạnh không, liệu có nguy cơ nào ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi không.

Thông thường, thai nhi dễ bị dị tật nhất là ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Khi tinh trùng thụ tinh với trứng, giai đoạn phôi thai phát triển nhanh trong 2 tháng đầu. Trong thời kỳ phôi thai này, quá trình hình thành các cơ quan nội tạng diễn ra trong khoảng từ ngày thứ 14 đến ngày thứ 60 kể từ lúc thụ thai, mỗi cơ quan đều có một thời kỳ nhạy cảm nhất.

Thai nhi chỉ được hình thành sau khi phôi thai trải qua quá trình phân chia và biệt hóa tế bào. Nếu có các yếu tố bất lợi từ bên ngoài kích thích vào giai đoạn này, sẽ rất dễ gây ra dị tật thai nhi. Thông thường, não bộ sẽ bắt đầu hình thành vào tuần thứ 3 của thai kỳ, thời điểm mà các tế bào sẽ phân chia liên tục để hình thành các phôi thần kinh. Lúc này, tim, thính giác, võng mạc của thai nhi cũng bắt đầu phát triển. Đến tháng thứ 3 của thai kỳ, về cơ bản tất cả cơ quan của thai nhi đã hoàn thiện. Nếu vượt qua được giai đoạn phôi thai này một cách an toàn, thai nhi sẽ được an toàn.

Bà bầu cần chú ý 12 tuần đầu của thai kỳ
Trong giai đoạn phôi thai, bà bầu cần chú ý các yếu tố ảnh hưởng đến từng cơ quan đang hình thành của thai nhi. 12 tuần đầu tiên là lúc mà phôi thai rất dễ ảnh hưởng bởi bức xạ, virus và một số loại thuốc. Bức xạ có thể gây ra những bất thường cho hệ thần kinh trung ương và mắt, đặc biệt có liên quan tới việc chậm phát triển trí tuệ. Nếu bà bầu nhiễm virus Rubella, nó có thể gây đục thủy tinh thể, điếc và dị tật bẩm sinh.

 


2 tuần đầu tiên của thai kỳ là lúc bà bầu cần chú ý nhất về dị tật thai nhi. (Ảnh minh họa)

Từ giữa tuần thứ 5 đến tuần thứ 7 của thai kỳ là giai đoạn nhạy cảm đối với hệ thần kinh ruột. Lúc này, ống thần kinh sẽ tự đóng lại, nếu thiếu axit folic có thể gây ra một dị tật bẩm sinh liên quan tới tủy sống. Vậy nên, bà bầu trong giai đoạn này nên bổ sung axit folic để giúp ngăn ngừa tật nứt đốt sống.

Các hệ thống tim mạch phát triển sớm nhất trong quá trình hình thành phôi thai. Giai đoạn từ giữa tuần thứ 5 đến tuần thứ 8, nếu có các hormone androgen truyền vào người mẹ, đúng lúc cơ quan sinh dục đang hoàn thành, điều này sẽ tạo ra một số hormone giống đực vào phôi thai nữ.

Sau khi vượt qua được giai đoạn thụ thai (trong 2 tuần đầu) và thời kỳ phôi thai (tuần thứ 2 đến tuần thứ 8) thì khi đến thời kỳ bào thai (tuần thứ 9 đến lúc chuyển dạ), sẽ không có những thay đổi nghiêm trọng xảy ra nữa.

Làm thế nào để ngăn ngừa dị tật thai nhi?

Để ngăn ngừa dị tật thai nhi, bà bầu cần chú ý một số điều:

- Tránh bức xạ

Phụ nữ mang thai được khuyến cáo không nên chụp CT, X-quang và hạn chế tiếp xúc gần với các vật dụng có mức bức xạ cao như lò vi sóng, tivi, cục phát wifi, điện thoại di động, máy tính, máy sấy tóc... Những bức xạ từ các vật dụng này sẽ ảnh hưởng tới thai nhi.

- Bổ sung axit folic

Axit folic cực kỳ quan trọng đối với bà bầu, nó có thể ngăn ngừa được dị tật thai nhi, chẳng hạn như dị tật ống thần kinh. Phụ nữ khi chuẩn bị mang thai nên bắt đầu uống ít nhất 400mcg axit folic mỗi ngày, ít nhất 1 tháng trước khi thụ thai.

- Tránh các chất gây hại

Bà bầu cần tránh các chất gây hại như bia rượu, thuốc lá, ma túy, thuốc retinoid. Tất cả những thứ này đều chứa nhiều độc tố có thể gây ra dị tật thai nhi. Nếu bà bầu uống rượu quá mức trong thai kỳ, nó sẽ làm tăng hội chứng nghiện rượu ở thai nhi.


- Tiêm phòng

Để chuẩn bị cho việc em bé chào đời một cách khỏe mạnh nhất, phụ nữ cần tiêm phòng một số bệnh như thủy đậu, cúm, Rubella trước khi thụ thai. Nếu vô tình nhiễm virus Rubella, khả năng cao sẽ gây ra dị tật thai nhi. Vì vậy, việc bảo vệ bản thân và em bé là điều vô cùng quan trọng.

Nguồn Afamily