Khi con bạn là đứa trẻ cứng đầu
Nếu bạn có một em bé có thiên hướng "nổi loạn", đừng cố gắng uốn nắn bé bằng những lời trách mắng hay đòn roi. Bởi vì, theo các chuyên gia về nuôi dạy trẻ, những hành động cứng rắn trong trường hợp này chỉ mang đến kết quả ngược lại.
Trẻ cứng đầu thường hay bị cha mẹ trách phạt, mắng mỏ, thậm chí đòn roi. Nhưng xem ra những biện pháp đó chỉ làm cho con bạn thêm lì lợm và nổi loạn. Rất nhiều cha mẹ cảm thấy stress và thậm chí là bất lực với một đứa con cứng đầu. Không ít người đã thú nhận với các chuyên gia rằng bản thân họ không biết phải làm sao. Và tất nhiên, đòn roi là biện pháp sai lầm, thể hiện sự bất lực của người lớn với một đứa trẻ, và thậm chí có thể gây ra tổn thương sâu sắc hơn ở con. Khi có một đứa trẻ cứng đầu, bạn cần thấu hiểu con và đối xử với con thật sự khéo léo. Lời khuyên nói chung của các chuyên gia với một em bé nổi loạn được tập trung vào các yếu tố sau: Để cho trẻ gắt gỏng hay phản kháng
Hãy cho trẻ cơ hội thể hiện cảm xúc nóng giận Nếu bé đang tức giận và muốn đập phá, hãy để bé làm như vậy. Đừng cố gắng ngăn hành động này lại mà hãy chuyển hướng nó. Hãy đưa cho bé mục tiêu an toàn như một chiếc gối chẳng hạn để bé giải tỏa cảm xúc. Với trẻ em có tính cách nổi loạn, bé cần sự bùng nổ "năng lượng" trước khi bình tĩnh trở lại. Đối với trẻ nhỏ, bé có thể tự gây đau đớn cho bản thân hay các em của bé để giải tỏa cảm xúc. Vì vậy, khi con tức giận, hãy nói với bé: "Con không được đánh em, nhưng con có thể đá những cái hộp ngoài kia". Hãy cung cấp cho bé một mục tiêu an toàn để không ai bị thương vì bé tức giận. Đừng ép con phải chia sẻ Chúng ta thường có xu hướng ép buộc các bé phải chia sẻ ngay một thứ gì đó khi bé được người khác yêu cầu. Nhưng, với một đứa trẻ thì đó là một điều rất kinh khủng. Bé không bao giờ muốn làm điều này, trừ khi bé biết bố mẹ đang theo dõi mình. Hãy thử thế này: Cứ để bé cầm đồ chơi và quan sát thái độ của bé. Khi thấy bé đã hoàn toàn vui vẻ với món đồ trên tay, hãy đề nghị bé chia sẻ. Bởi, đó là lúc bé rộng lượng nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng cần dạy bé về việc đợi đến lượt và kiểm soát xung đột. Không can thiệp vào cảm xúc của trẻ Đừng bắt bé phải yêu ai đó dù đó là người trong gia đình chăng nữa. Cảm giác ghen tuông là điều rất bình thường. Cảm giác ghen tỵ luôn thể hiện mạnh mẽ trong những năm đầu đời. Hãy giữ em bé an toàn bằng nhưng đừng hy vọng bé sẽ làm được điều đó theo yêu cầu của bạn. Cảm xúc thì không vấn đề gì, nhưng hành vi thì tuyệt đối không được. Hãy nói với con: "Con có thể điên lên, cáu giận nhưng không được làm tổn thương em bé." Đừng lên án khi bé nói dối
Với trẻ, nói dối đôi khi là một hành động để khiến cha mẹ không phiền lòng
Một đứa trẻ nói dối có nghĩa là bé thể hiện sự mong muốn và cố gắng kiếm soát thế giới của bé. Điều đó không liên quan gì đến tiêu chuẩn đạo đức hay nhân cách. Hãy khéo léo trong việc đối phó với lời nói dối của bé theo kiểu: "Con thực sự muốn điều đó xảy ra phải không?" Đừng lên án bé vì đã nói dối. Bởi, hầu hết trẻ em nói dối để làm vừa lòng người lớn. Vì vậy, hãy bình tĩnh. Hãy dạy bé cách sửa lỗi khi bé gây ra một sự rắc rối nào đó. Bình tĩnh khi bé nói "Con ghét mẹ" Hãy nhớ rằng người đang nói chỉ là một đứa bé lúc tức giận. Vì vậy, hãy bỏ qua những ngôn từ khắc nghiệt để tập trung vào cảm giác phía sau những ngôn từ đó. Khi bé hét lên: "Mẹ đã nổi điên với con. Mẹ la hét,... Con ghét mẹ!", bạn đừng làm bất cứ điều gì ngoài việc ngồi quan sát, điều này sẽ giúp cả hai bình tĩnh hơn. Một đứa trẻ tức giận cần được thể hiện cảm xúc. Vì vậy, đừng cáu giận vì ngôn từ láo xược của trẻ mà hãy cứ để bé thể hiện ra những bực bội trong lòng. Khi bé chửi thề thì sao? Hầu hết trẻ em thích nói những từ bị cấm. Việc nghiêm cấm khiến bé bị kích thích hơn và tìm các giải pháp đối phó với bố mẹ nếu bị ép buộc. Vì vậy, đừng phản ứng quá gay gắt ngay lập tức khi con đang giận dữ mà phải có cách uốn nắn sau đó để bé tự nhận thức được những từ đó nên hay không nên dùng. Đừng khen bé mọi lúc mọi nơi Trẻ không cần những lời khen xáo rỗng. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra, trẻ không cần lời khen với tất cả các hành động của bé. Điều thực sự quan trọng đến từ bên trong, khi bé tự cảm thấy tự hào về bạn thân mình. Bạn có thể khuyến khích sự phát triển của bé bằng cách để bé tự thấy hài lòng với công việc của mình. Hãy tôn trọng ý kiến của con
Tôn trọng ý kiến của con là cách bạn thể hiện sự tôn trọng bé Những trẻ cứng đầu thường phản ứng gay gắt hơn khi các ý tưởng của trẻ bị can thiệp thô bạo. Chẳng hạn, con gái thường được phép đóng giả thành nhiều người hay thử tất cả các loại quần áo, nhưng con trai lại không. Tại sao lại không cho phép các bé trai làm như vậy? Các bé trai, đặc biệt là các bé ở độ tuổi mẫu giáo có thể thích những đôi giày bạc lấp lánh hoặc giả vờ là con gái trong một trò chơi. Cứ để bé tự nhiên làm điều đó. Hóa thân thành ai đó là một sự sáng tạo và vô hại. Và tôn trọng ý kiến của con cũng là cách bạn thể hiện sự tôn trọng bé.
Nguồn Phunu |