Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Làm gì khi con bạn sợ nước?


 

Nhiều bậc cha mẹ có con nhỏ phải đối mặt với một vấn đề khá đau đầu: đứa trẻ không chịu tắm trong phòng tắm và sợ bơi ngoài sông hoặc biển.

 

Có một số trẻ em sợ nước ngay từ ban đầu và một số thì phát sinh nỗi sợ nước tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời của chúng. Chúng ta cùng tìm hiểu những nguyên nhân tâm lý khiến trẻ sợ nước và cha mẹ cần xử trí như thế nào trong tình huống như vậy.

Tại sao trẻ sợ nước?

Một số trẻ nhỏ bỗng nhiên sợ nước là do vấn đề tâm lý

Một trong những lý do phổ biến nhất khiến trẻ sợ nước là có sự liên tưởng tiêu cực. Ví dụ: Cha mẹ tắm cho con và lỡ để xà bông vào mắt bé khiến bé sợ hãi. Từ đó trong đứa trẻ hình thành sự liên tưởng giữa việc tắm và cảm giác khó chịu. Sự liên tưởng tiêu cực có thể cảm nhận không chỉ đối với xà bông hay dầu gội đầu mà cả với nước hay phòng tắm. Và bất kỳ nỗ lực nào nhằm đưa em bé trở lại trong những điều kiện như thế có thể khiến bé sợ hãi và khóc.


Tương tự như vậy, mối liên hệ tiêu cực có thể xuất hiện nếu cha mẹ muốn tôi luyện đứa trẻ bằng cách cho trẻ tắm nước lạnh. Trong trường hợp này, nước lạnh có thể gây ra sự khó chịu và đáng sợ dẫn đến trẻ sợ hãi bất kỳ loại nước tắm nào. Tương tự như vậy, bị ngập đầu trong nước cũng là một kinh nghiệm tiêu cực với một đứa trẻ khiến bé sợ hãi. Tóm lại, một trải nghiệm tiêu cực có thể đến một cách tình cờ nhưng sẽ được trẻ cảm nhận như một quy luật tự nhiên. Từ đó trẻ bắt đầu tránh tất cả các tình huống tương tự có thể dẫn đến việc lặp lại trải nghiệm đó.

Một lý do khác là ảnh hưởng từ cha mẹ. Ví dụ: người mẹ tắm cho bé sau khi cãi nhau với cha của bé. Lúc đó tâm trạng của người mẹ không được tốt, có thể rất bực bội hay tức giận. Cảm xúc của trẻ nhỏ ở giai đoạn bú mẹ phụ thuộc rất nhiều vào trạng thái cảm xúc của người mẹ do đó nếu người mẹ giận dữ thì đứa trẻ cũng bắt đầu mè nheo, "ăn vạ". Và sau đó trẻ sẽ có ấn tượng không tốt với tình huống cụ thể đang diễn ra là việc tắm rửa.

Một nguyên nhân khác khiến trẻ sợ nước có thể là từ sự lo lắng quá mức của người mẹ. Ví dụ, một người mẹ luôn lo lắng rằng khi tắm cho trẻ lỡ có gì nguy hiểm xảy ra như làm rơi bé hay xà bông vào mắt bé... Và em bé, giống như tấm gương phản ánh tâm trạng của người mẹ, cũng bắt đầu lo lắng. Từ đây bạn đã có thể đoán rằng nước tắm sẽ trở thành một thứ khiến trẻ bất an.


Một lý do tương tự cũng khiến trẻ sợ tắm biển. Người mẹ một mặt muốn trẻ tắm biển cho mạnh dạn và khỏe mạnh, nhưng mặt khác vẫn có cảm giác lo ngại. Do đó chính đứa trẻ cũng có phản ứng mâu thuẫn y như thế. Và trong hầu hết trường hợp, đứa trẻ thường chọn cách né tránh.

Ngoài ra, thường là chính người làm cha mẹ lại sợ nước. Họ có thể không sợ tắm ở bồn tắm, nhưng họ lại sợ bơi ở biển hay bơi lội khi trời tối. Nỗi sợ này có thể vô tình truyền cho đứa trẻ.

Một lý do nữa là mong muốn quá mức của cha mẹ để trẻ làm quen với nước. Khi cha mẹ quá chú trọng đến những buổi tập bơi mà không lưu ý đến mong muốn và tâm trạng của đứa trẻ, cũng có thể gây ra sự phản kháng và sự sợ hãi của trẻ em đối với nước.

Phải làm gì nếu đứa trẻ sợ nước?

 

 

Một vài thay đổi nhỏ khi tắm có thể giúp trẻ hết nỗi sợ nước

 

Vì cơ sở của cảm giác sợ nước là mối liên hệ có tính tiêu cực, do đó mối liên hệ này cần phải bị phá vỡ. Bước đầu tiên là cần tránh nhắc đến chủ đề nước trong vài ngày hoặc một tuần nếu có thể, chẳng hạn như không cho trẻ tắm sông hoặc biển. Còn ở nhà cũng có thể cho trẻ tránh tắm một hai ngày.


Sau đó, cần thay đổi các điều kiện cơ bản mà bé đã quen khi tắm rửa. Ví dụ, tắm cho trẻ trong chậu thay vì trong bồn tắm.

Đôi khi việc thay đổi người tắm cho bé cũng là cần thiết. Ví dụ, bố sẽ làm thay cho mẹ việc tắm bé. Và, tất nhiên, hãy cố gắng làm cho việc tắm táp trở nên vui vẻ và thú vị bằng những món đồ chơi hay các bài hát vui nhộn và những thứ khác nữa.

 

Nguồn Phunu8