Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Phương pháp ăn dặm theo ý trẻ và ăn dặm truyền thống khác nhau như thế nào?


Bài viết này được tổng hợp dựa trên một nghiên cứu cắt ngang với đối tượng trẻ từ 6-8 tháng tuổi. Mục đích của nghiên cứu nhằm so sánh việc hấp thu thức ăn, dinh dưỡng và “bữa ăn gia đình” giữa những trẻ được áp dụng phương pháp ăn dặm theo ý trẻ (baby-led weaning, BLW) với những trẻ được áp dụng phương pháp cho ăn bằng thìa truyền thống (traditonal spoon – feeding, TSF) trong ăn dặm. Điểm mạnh của nghiên cứu này là: dây là nghiên cứu đầu tiên so sánh chế độ ăn uống của trẻ theo phương pháp BLW với trẻ theo phương pháp TSF trong ăn dặm. Những bản ghi lượng thức ăn hằng ngày được ghi kỹ lưỡng về loại thức ăn đưa ra và lượng thức ăn trẻ đã ăn trên thực tế. Các đối tượng nghiên cứu tương hợp về tuổi và giới tính giữa hai nhóm BLW và TSF. Điểm hạn chế của nghiên cứu: kích thước mẫu nhỏ, đối tượng tham gia nghiên cứu tự khai là theo phương pháp BLW hay TSF.

Giới thiệu

Theo truyền thống, các bậc cha mẹ thường được khuyến cáo cho trẻ ăn bằng thìa với những món súp đặc được nghiền nhừ từ khoảng 6 tháng tuổi, rồi tiến tới cháo đặc, sau đó là đồ ăn được băm nhỏ. Để trẻ có thể bắt đầu ăn thức ăn thông thường cùng gia đình khi trẻ 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, những thông tin về phương pháp ăn dặm mới, gọi là BLW (Baby Led Weaning), bắt đầu phổ biến ở New Zeland, Anh và Canada. Trong BLW, ngay từ khi bắt đầu ăn dặm, trẻ không được cho ăn bằng thìa. Thay vào đó trẻ tự ăn những thức ăn nguyên miếng, tốt nhất là lấy từ bữa ăn của gia đình.

Đề xuất này dựa trên gợi ý trẻ được tự quyết định lượng thức ăn mà trẻ ăn. Cũng giống như việc trẻ tự quyết định lượng sữa mà trẻ sẽ bú trong những tháng đầu sau khi sinh, trong trường hợp trẻ được nuôi bằng sữa mẹ. Phương pháp BLW được cho là sẽ giúp trẻ phản ứng tốt hơn với cảm giác đói và thỏa mãn hơn so với ăn dặm truyền thống.

Mặc dù cha mẹ được khuyên là bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn rắn từ 6 tháng tuổi, thay vì từ 4 tháng như trước đây. Nhưng hầu hết các nước lại không thay đổi khuyến cáo về cách cho ăn như thế nào. Ngoại lệ là ở Anh, gần đây Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) (Tức Bộ Y tế) có khuyên rằng thực phẩm đầu tiên cho trẻ ăn dặm có thể bao gồm rau quả mềm và trái cây nghiền nát hoặc để trẻ tự bốc ăn.

Thảo luận

Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể có nhiều khác biệt về thức ăn, chất dinh dưỡnghành vi ăn uống giữa trẻ theo phương pháp BLW và trẻ theo phương pháp TSF.

Trong nghiên cứu quy mô nhỏ này, phương pháp BLW có gắn với một số hành vi liên quan đến sức khỏe được cho là có lợi cho trẻ như:

  • Thời gian chỉ bú sữa mẹ dài hơn (những người tham gia trong nhóm BLW có tỷ lệ cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn đến 6 tháng cao hơn nhiều với nhóm TFS).
  • Cho ăn dặm muộn hơn (chờ đến 6 tháng tuổi mới cho con ăn chất rắn).
  • Trẻ tham gia nhiều hơn vào bữa ăn gia đình.

Có ba mối lo ngại lớn được đề cập tới trong phương pháp ăn dặm BLW đó là: Liệu trẻ có hấp thu đủ năng lượng, chất sắt và chúng có nguy cơ bị nghẹn hay không.

Người ta cho rằng trẻ ăn dặm theo phương pháp BLW có thể không được đáp ứng đủ nhu cầu về năng lượng. Vì trẻ không có kỹ năng vận động hoặc động lực để tự ăn đủ lượng thức ăn thực sự cần cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Đặc biệt nếu các thực phẩm chiếm ưu thế trong chế độ ăn của trẻ lại có năng lượng thấp như trái cây và rau.

Tuy nhiên, cần phải nghiên cứu thêm để xác định xem liệu trẻ ăn dặm theo phương pháp BLW có nguy cơ bị thiếu nhiều sắt, kẽm và vitamin B12 hơn hay không.

Mặc dù trẻ theo phương pháp BLW dường như không được cho ăn nhiều thức ăn có nguy cơ gây nghẹn. Nhưng các tác giả của nghiên cứu lo ngại rằng có 2/3 số trẻ được cho ăn ít nhất một loại thức ăn có nguy cơ gây nghẹn trong quá trình tiến hành nghiên cứu. Và chúng ta không thể loại trừ khả năng những người theo phương pháp BLW có thể cho con ăn nhiều loại thực phẩm như vậy. Với sự quan tâm và tranh luận rộng rãi về tính phù hợp của BLW như là một phương pháp cho trẻ ăn dặm mới. Cần phải nghiên cứu sâu hơn với mẫu trẻ lớn và nếu được, mang tính đại diện hơn. Nếu được thì cần xác định được độ phát triển, tình trạng dinh dưỡng sinh học và tỷ lệ bị nghẹn để khẳng định những phát hiện này.

Đồng thời, những phát hiện của nghiên cứu gợi ý rằng các gia đình cho trẻ theo BLW nên được khuyến khích ăn thêm nhiều loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng trong bữa ăn gia đình và cho trẻ ăn những thức ăn giàu sắt, kẽm và vitamin B12. Dù cha mẹ lựa chọn cho trẻ ăn dặm theo phương pháp nào, cũng cần được khuyên giảm tối đa việc cho trẻ tiếp xúc với các loại thức ăn có nguy cơ gây nghẹn. Lý tưởng nhất là thay đổi phương pháp chế biến thức ăn chứ không phải là loại trừ thức ăn bởi nhiều loại thức ăn đó góp phần quan trọng vào chế độ ăn uống nếu được cho ăn dưới hình thức an toàn.

Kết luận của nghiên cứu

Trẻ theo phương pháp BLW có tỷ lệ năng lượng hấp thu tương tự với những trẻ theo phương pháp TSF và thường xuyên ăn các bữa ăn gia đình. Nhưng có vẻ lượng chất béo và chất béo bão hòa trẻ hấp thu cao hơn, lượng sắt, kẽm và các vitamin B12 thấp hơn. Ở cả hai nhóm, tỷ lệ trẻ được cho ăn những loại thức ăn có nguy cơ gây nghẹn đều cao.

Nguồn https://yhoccongdong.com