5 tác hại khi cha mẹ bao bọc con quá mức Việc yêu thương con cái của mình là điều rất tốt, nhưng yêu thương không đồng nghia với bao bọc quá mức, bởi nó sẽ khiến bé không thể trưởng thành như bạn mong đợi.
Không dám đối diện thách thức Các bậc cha mẹ bao bọc quá mức luôn cố đảm bảo con không bị thất bại, không bị bắt nát. Họ luôn tìm cách giải cứu con cái một cách nhanh chóng và giúp đỡ con cả khi không cần thiết. Khi một đứa trẻ từ một gia đình được bao bọc quá mức rất sợ mắc lỗi, không dám quyết định mọi việc. Bé thường lo sợ thất bại, bị tổn thương hoặc bị từ chối, họ miễn cưỡng thử điều gì đó mới và né tránh các cơ hội. Chính vì vậy, cha mẹthay vì làm hộ con bạn hãy hướng những khó khăn và giải quyết vấn đề, những đứa trẻ này trở nên phụ thuộc vào cha mẹ. Việc không muốn dang rộng đôi cánh và đối diện với thách thức khiến chúng khó trở thành người trưởng thành có năng lực.
Một đứa trẻ khi được bao bọc quá mức khiến trẻ không tham gia vào các tình huống xã hội, hạn chế cơ hội học hỏi các kỹ năng sống của bé. Thêm vào đó, những em bé bị bao bọc sẽ không nhiều khả năng mắc chứng lo âu. Rối loạn lo âu xã hội, hay còn gọi là sợ người lạ và né tránh các tình huống xã hội, kèm theo sự bận tâm quá mức với nỗi sợ bị từ chối, chỉ trích hoặc bối rối. Dễ bị trầm cảm hơn Theo các nghiên cứu cho thấy rằng những đứa trẻ được nuôi dưỡng bằng cách bao bọc quá mức nhiều khả năng bị trầm cảm hơn ở tuổi vị thành niên. Chính sự bảo vệ quá mức của cha mẹ có liên quan đến việc sử dụng thuốc theo toa cho bệnh trầm cảm và việc tiêu thụ thuốc giảm đau để giải trí ở sinh viên đại học.
Những đứa trẻ được bảo vệ quá mức có lòng tự trọng và tự tin thấp vào khả năng giải quyết các vấn đề hàng ngày. Trẻ sẽ luôn tự kỷ ám thị rằng nếu không có cha mẹ mình sẽ chẳng làm được việc gì và từ đó không dám quyết định những việc riêng của mình. Trẻ đễ bị bắt nạt Khi cha mẹ bao bọc con quá mức sẽ khiến cho những đứa trẻ dễ bị bắt nạt hơn. Chúng không được phép tham gia vào các hoạt động chơi thô bạo, đối kháng hoặc chấp nhận rủi ro cần thiết để phát triển các kỹ năng ứng xử và thiếu kỹ năng tự bảo vệ mình. Chính vì vậy, bé dễ bị bắt nạt trong cuộc sống, và thường có tâm lý tự ti.
Nguồn Phunutoday |