Vì sao đứa trẻ nào cũng thích đưa mọi thứ vào miệng, kể cả chiếc dép bẩn, biết lý do bố mẹ thở phào Từ một đứa trẻ chỉ biết khóc, ăn và ngủ trên giường, khi bé lớn dần lên sẽ bắt đầu có nhiều hành động khác biệt khiến bố mẹ vui mừng, nhưng cũng đôi lúc lại cảm thấy hoang mang.
Đã từng có không ít bà mẹ thấy con ăn những thứ kỳ lạ như: rau sống, thậm chí là những con vật như: nhện, thạch sùng,... hay gặm dép bẩn và các vật dụng trong gia đình. Điều này đã khiến không ít gia đình cảm thấy lo lắng. Các em bé hay có hành động lạ trên khi được khoảng 1 tuổi. Tuy nhiên, bố mẹ cần biết rằng, sự tò mò của trẻ là dấu hiệu đáng mừng vì điều đó có nghĩa là cả thể chất lẫn trí não của trẻ đang làm việc tích cực và hợp tác tốt với nhau và đây không phải là một thói quen xấu mà là bé đang ở trong giai đoạn kép của sự phát triển. Cụ thể, lúc này trẻ sẽ cảm thấy thích thú và muốn khám phá tất cả những chi tiết nhỏ trong cuộc sống xung quanh, lại vừa muốn được cảm nhận bằng miệng. Tại sao bé lại thích ăn "đồ lạ"?
Thực ra, giai đoạn bé thường thích cho tất cả những gì nhìn thấy được vào miệng. Ngay từ khi 3-4 tháng tuổi, bố mẹ sẽ thấy trẻ có những dấu hiệu như: mút tay hoặc chân. Giai đoạn này ở mỗi bé là khác nhau. Thế nhưng khi được khoảng 1 tuổi, bé sẽ không còn cảm thấy hứng thú với bàn tay và bàn chân của mình nữa. Thay vào đó là các vật thể xung quanh, tuy nhiên trẻ còn quá nhỏ để nhận thức được đâu là thứ có thể ăn được nên trong mắt người lớn, chúng luôn ăn những món kỳ lạ. Trong khi con hay cho đồ lạ vào miệng gặm khiến các bố mẹ cảm thấy bực bội thì hãy nhớ rằng, đó cũng chính là biểu hiện của sự phát triển trí não ở trẻ. Hơn thế đó cũng chính là những dấu hiệu tích cực cho thấy tay chân cùng cơ bắp của con đang phát triển tốt, theo đó khả năng điều khiển bằng tay đã trở nên khéo léo hơn. Kiếm tìm, sờ mó và gặm nhấm các vật thể, hay lắng nghe âm thanh là minh chứng cho thấy thính giác và thị giác của trẻ cũng đang trên đà đi lên.
Trẻ 1 tuổi đã bắt đầu biết đi, lúc này trẻ đã có thể tự di chuyển đi xa hơn và khám phá được nhiều thứ khác nhau. Trong giai đoạn này, bé thích thú với những điều mới lạ, nhưng thông thường sẽ không mấy quan tâm tới các vật thể lớn mà hay bị thu hút bởi những chi tiết nhỏ, ví dụ như những lọn tóc trên quần áo của mẹ, con kiến bò dưới mặt đất hoặc mảnh kính vỡ trên đường... Tóm lại, những vật thể càng nhỏ càng được trẻ chú ý. Vì thế, đôi khi trẻ có thể tìm thấy những thứ mà người lớn không nhìn thấy được. Thực ra, đây không phải là một thói quen xấu, vì khả năng nhận thức cùng với thể trạng, chiều cao còn hạn chế về mọi mặt nên bé sẽ phải tìm cách khám phá riêng cho mình. Trong khi với người lớn, nếu muốn biết điều gì đó, chúng ta có thể dễ dàng giải quyết vấn đề thông qua xúc giác, vị giác, thị giác hoặc đơn giản là kiểm tra thông tin trên Internet.
Trước tiên, bố mẹ không nên mắng mỏ hay đánh bé khi phát hiện bé đang gặm vật lạ trong miệng. Theo đó việc chúng ta có thể làm là cất những món đồ nguy hiểm trong nhà đi, sau đó chuẩn bị một món đồ chơi an toàn và sạch sẽ mà bé có thể cầm trên tay bất cứ lúc nào rồi cùng chơi với bé, hướng dẫn bé tìm hiểu về món đồ chơi đó. Điều này cũng chuyển hướng chú ý của bé, giúp bé không quan tâm tới những vật thể khác. Ngoài ra, bố mẹ có thể chủ động để em bé tiếp xúc với những điều xung quanh, để em bé cảm nhận được những loại đồ ăn, đồ chơi hoặc bất kỳ vật thể nào khác mà em bé thích. Lúc này, bố mẹ hoàn toàn có thể chủ động được việc hướng dẫn trẻ khám phá những điều mới mẻ xung quanh, thay vì để bé tò mò và tự tìm hiểu. Điều đó không chỉ gây mất vệ sinh mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác.
|