HỘI THẢO GIÁO DỤC STEM – TỪ LỚP HỌC MẦM NON ĐẾN THỰC TIỄN CUỘC SỐNG
Sáng ngày 23 tháng 12 năm 2020, hội thảo Giáo dục Stem – Từ lớp học mầm non đến thực tiễn cuộc sống diễn ra thành công tốt đẹp với sự tham gia của phòng mầm non sở GDĐT TPHCM và toàn thể lãnh đạo các trường mầm non trên địa bàn TPHCM. Đến với buổi hội thảo, các đại biểu có cơ hội tham quan mô hình Giáo dục Stem hiện đại nhất và được chia sẻ về cách xây dựng bài học Stem trong lớp học mầm non.
GIỚI THIỆU MÔ HÌNH GIÁO DỤC STEM TRONG LỚP HỌC MẦM NON
Mở đầu chương trình hội thảo, các đại biểu có dịp được tham quan STEAMZONE. Tại đây, các em học sinh trường mầm non Sơn Ca 5 đang tham gia các hoạt động trải nghiệm lý thú như: Bé trang trí bức tường Steam Wall, Xây dựng công viên Giáng sinh, Lạc vào xứ sở băng giá cùng với Cubetto, Bé làm bánh cookie giáng sinh, Santa’s Sleigh, Trang trí chậu cây. Các đại biểu rất tập trung và thích thú khi quan sát các bé trải nghiệm hoạt động. Bên cạnh đó, một số đại biểu còn hòa vào cùng tham gia hoạt động với các bé.
Tiếp đến, các đại biểu tiến về hội trường để tham gia khai mạc hội thảo. Mở đầu là phần phát biểu khai mạc của bà Lương Thị Hồng Điệp – Trường phòng mầm non Sở GDĐT TPHCM. Nhắc lại về việc áp dụng cách thức đào tạo giáo dục STEM vào cấp bậc mầm non. Do đó, hội thảo giáo dục STEM lần này chính là cơ hội để toàn bộ lãnh đạo các trường mầm non lắng nghe và chia sẽ những kinh nghiệm về việc áp dụng thực tiễn mô hình STEM vào việc dạy học, rút ra các bài học chuẩn bị cho công tác phát triển đào tạo.
CHIA SẺ KINH NGHIỆM THỰC TẾ TRIỂN KHAI MÔ HÌNH GIÁO DỤC STEM 4.0
Để giúp các đại biểu hiểu hơn về mô hình giáo dục STEM, bà Nguyễn Thị Quế Chi – Trưởng phòng đào tạo SteamZone đã có bài Báo cáo kinh nghiệm tổ chức hoạt động giáo dục STEM. Bài báo cáo nêu rõ vai trò quan trọng của việc đưa Giáo dục Steam vào chương trình giáo dục mầm non. Ngoài ra, còn giới thiệu chương trình đào tạo giáo viên cách xây dựng các hoạt động trải nghiệm luôn gắn với thực tế để trẻ cảm thấy sự liên quan giữa bài học và cuộc sống, từ đó giúp trẻ rèn luyện tư duy phản biện, sự sáng tạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm.
Cũng trong khuôn khổ hội thảo, bà Bùi Thị Hạnh – Giáo viên mầm non tại SteamZone đã có bài phát biểu về cách thiết kế hoạt động trải nghiệm STEAM và Giới thiệu một số các ứng dụng dạy học tích hợp. Nội dung bài phát biểu xoay quanh các thiết kế các hoạt động trải nghiệm Steam theo quy trình thiết kế kỹ thuật thông qua 5 hoạt động chính:
+ Hoạt động 1: Xác định vấn đề (yêu cầu thiết kế, chế tạo)
+ Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất các giải pháp thiết kế
+ Hoạt động 3: Trình bày và thảo luận phương án thiết kế
+ Hoạt động 4: Chế tạo mô hình/thiết bị… theo phương án thiết kế
+ Hoạt động 5: Trình bày và thảo luận về sản phẩm được chế tạo.
Bên cạnh đó còn giới thiệu một số ứng dụng dạy học tích hợp như: các sản phẩm tích hợp khoa học, công nghệ, toán học ứng dụng trong dạy học Steam, Robot Cubetto giúp trẻ làm quen với thế giới lập trình,…
Sau khi kết thúc các bài phát biểu, các đại biểu đã có rất nhiều ý kiến đóng góp cũng như có nhiều thắc mắc cần được giải đáp về mô hình giáo dục Steam dành cho SteamZone. SteamZone sẽ ghi nhận các ý kiến từ quý đại biểu để làm nền tảng xây dựng mô hình giáo dục Steam hoàn chỉnh.
Trong 10 năm tới nhu cầu về giáo dục STEM sẽ tăng cao theo kịp sự phát triển của CMCN 4.0 và tầm quan trọng của lĩnh vực khoa học công nghệ. Vì vậy, để khai thác hiệu quả STEM, các trường cần phải có sự chuẩn bị về tư duy, nội dung để học sinh học tập, vận hành, ứng dụng kiến thức vào thực tế. Bên cạnh đó cần lưu ý các kiến thức phải được tích hợp lồng ghép vào các chương trình học ngay từ nhỏ, tạo được sự tưởng tượng, kích thích sự sáng tạo, theo hướng gợi mở phù hợp với tâm sinh lý, sở thích của từng lứa tuổi học sinh. Việt Nam cũng cần sớm có những bộ tiêu chuẩn về tích hợp, để các giáo viên có thể dựa vào bản đồ này làm tham chiếu, biết được sẽ dạy gì, dạy như thế nào và học sinh sẽ được gì khi học điều đó.
Nguồn https://steamzone.vn/hoi-thao-giao-duc-stem-tu-lop-hoc-mam-non-den-thuc-tien-cuoc-song-2.html
|