Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Mẹ không muốn con bị vàng da sau khi sinh, 3 loại thực phẩm này, bà bầu dù thèm đến mấy cũng phải kiềm chế


 

Ngày nay, rất nhiều em bé sơ sinh bị vàng da sau khi chào đời. Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi của bà bầu trong khi mang thai không tốt cũng ảnh hưởng đến tình trạng vàng da của trẻ.


Vàng da sơ sinh được chia thành "vàng da sinh lý" và "vàng da bệnh lý". Vàng da của hầu hết trẻ sơ sinh là do sinh lý.

Nguyên nhân sinh lý gây vàng da ở trẻ sơ sinh là gì?

Trẻ sinh non: Nhìn chung, trẻ sinh non dễ bị "vàng da" hơn trẻ sinh đủ tháng. Vì trẻ sinh non chưa đủ tháng, gan kém phát triển nên lượng bilirubin dư thừa trong cơ thể không thể đào thải ra ngoài, dẫn đến "vấn đề vàng da".

Trẻ bị bầm tím trong khi sinh: Trong quá sinh chuyển dạ và sinh nở tự nhiên hoặc cũng có thể là sinh mổ một số bé bị bầm tím trên cơ thể. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nếu trẻ sơ sinh có vết bầm tím sẽ có nguy cơ cao về mức độ cao vượt quá ngưỡng bình thường của bilirubin từ sự phân hủy của các tế bào máu đỏ.

 


Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi của mẹ bầu trong thời kỳ mang thai, cũng sẽ có ảnh hưởng lớn đến em bé sau khi sinh (Ảnh minh họa).


Bú sữa mẹ: Có thể do dị ứng sữa mẹ hoặc trong sữa mẹ có quá nhiều vitamin A. Tuy nhiên, sữa mẹ mang nhiều kháng thể, làm tăng sức đề kháng giúp bé chống lại bệnh tật. Vì vậy, mẹ nên cho con bú ngay khi vừa sinh.

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh được giải thích theo Tây y: là do chuyển hóa bilirubin bất thường ở trẻ sơ sinh. Trong y học cổ truyền Trung Quốc là do chức năng tỳ vị của trẻ còn non nớt, cảnh báo chế độ ăn uống, nghỉ ngơi của mẹ bầu trong thời kỳ mang thai, cũng sẽ có ảnh hưởng lớn đến em bé sau khi sinh.

Không muốn sau khi sinh con bị vàng da, bà bầu nên ăn ít 3 loại thực phẩm này

1. Trái cây có tính axit

 


Khi mang thai, nhiều bà bầu bị ảnh hưởng đến nội tiết tố trong cơ thể, khẩu vị cũng sẽ thay đổi rất nhiều so với trước. Trong đó, "chua và cay" là hai hương vị được các bà bầu ưa chuộng nhất. Thực phẩm có tính axit có thể giúp bà bầu thèm ăn và tăng cảm giác thèm ăn, nhưng thời gian dài ăn thực phẩm có tính axit trong khi mang thai có thể gây mất cân bằng axit-bazơ trong cơ thể. Ăn quá nhiều có thể ảnh hưởng đến gan của trẻ và ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa bilirubin trong cơ thể, trẻ sơ sinh rất dễ bị vàng da.

2. Nội tạng động vật

 


Nội tạng động vật cũng là món ăn bà bầu nên tránh (Ảnh minh họa)

 

Nội tạng động vật thường bổ dưỡng và giàu chất sắt, thực sự rất có lợi cho những bà bầu dễ bị thiếu máu khi mang thai. Nhưng gan động vật không nên ăn nhiều vì dễ mang một số ký sinh trùng, nếu không xử lý đúng cách sẽ dễ gây vàng da sơ sinh và nhiễm trùng nếu ăn vào bụng mẹ bầu.

3. Đồ ăn cay

 


Bà bầu ăn nhiều món ăn vị cay nồng dễ khiến cơ thể bị tích tụ độc tố (Ảnh minh họa).

 

Những món ăn có vị cay nồng thường được mọi người yêu thích hơn như lẩu chua cay, muối ớt... Những thực phẩm này tuy có mùi vị thơm ngon nhưng lại chứa nhiều gia vị, ăn nhiều sẽ tích tụ nhiều độc tố trong cơ thể. Những chất độc này được thai nhi hấp thụ, sau khi đứa trẻ chào đời, những chất độc này sẽ được biểu hiện dưới dạng vàng da.

3 món ăn giúp bà bầu thải độc, em bé sinh ra không bị vàng da

1. Nấm tuyết

Nấm tuyết là vị thuốc bổ giúp quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn, ngăn ngừa được rất nhiều căn bệnh như ung thư dạ dày, nhuận phế, mồ hôi trộm... Nhưng đối với phụ nữ mang thai, nấm tuyết không chỉ có tác dụng giải độc mà còn rất tốt cho em bé, thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng, nó còn ngăn ngừa vàng da rất tốt.

2. Trứng ngỗng

Trứng ngỗng có giá trị dinh dưỡng rất cao gấp nhiều lần so với trứng gà hay trứng vịt thông thường. Đối với phụ nữ mang thai, trứng ngỗng giúp loại bỏ độc tố trong cơ thể và ngăn ngừa vàng da cho em bé. Tuy nhiên, cần chú ý liều lượng phù hợp nếu không sẽ phản tác dụng, tốt nhất chỉ nên ăn 2 quả/tuần vì nếu ăn nhiều sẽ gây ra chứng khó tiêu.

3. Củ sen

 


Củ sen rất tốt cho bà bầu (Ảnh minh họa).

Củ sen thường được sử dụng làm thực phẩm hoặc thuốc. Bà bầu ăn củ sen có tác dụng an thai rất tốt. Tùy vào khẩu vị của từng người mà có thể chế biến ra thành nhiều món ăn khác nhau, nhưng với bà bầu thì củ sen hầm làm súp sẽ tốt hơn, nó rất tốt cho dạ dày, loại bỏ độc tính có hại cho thai nhi, ngừa vàng da. Ngoài ra, phụ nữ khi sinh con xong nếu ăn củ sen sẽ giúp tiết sữa nhiều hơn.


Theo Pháp luật và bạn đọc