Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Kích thích xúc giác


Kích thích xúc giác

Qua các nghiên cứu lâm sàng cho biết, một trong những nguy cơ làm gia tăng tình trạng tự kỷ cho trẻ nhỏ là do các em bị sinh mổ. Lý do là khi sinh theo lối thông thường, làn da các em tiếp xúc một cách chặt chẽ và trong một thời gian tương đối dài với thành bên trong tử cung và đường sinh ra (sinh đạo) từ đó, hệ thống cảm xúc trên da được kích thích, giúp trẻ dễ dàng chấp nhận việc tiếp xúc, ôm ấp vuốt ve của người mẹ sau này. Còn với những trẻ sinh mổ, các em bị “bốc” thẳng từ trong dạ con (là môi trường nước) ra ngoài không khí, các hệ thần kinh xúc giác trên da (Da là một hệ thần kinh cảm xúc) không được kích thích, do đó nhiều trẻ không thích ôm ấp, hay không có cảm nhận về xúc giác (không cảm nhận về đau, không biết nóng) phản ứng chậm với những tác động qua da. Vì thế, một trong những biện pháp giúp trẻ lấy lại các cảm giác qua da là việc massage và việc chơi đùa, vuốt ve dưới nước cũng như qua các hoạt động Trị liệu bằng tâm vận động.

Trong các trò chơi, bạn có thể giúp trẻ khám phá ra những chất liệu khác nhau bằng việc cho trẻ sờ lên các chất liệu khác nhau:

Các chất liệu vải – Da – Nhựa simili – miếng chùi xoong – giấy nhám … Các chất liệu: Tượng đất sét – chén sành – ly nhựa – ly sứ (cẩn thận kẻo vỡ!)

Bạn cho trẻ đi chân trần trên nền xi măng, nền đất, nền cỏ, nền gỗ, nền gạch … và khi trẻ tiếp xúc với các chất liệu trên bạn nên giới thiệu với trẻ. (chủ yếu thông qua các trò chơi). Tìm nhiều đồ vật có kết cấu khác nhau như vải lụa, vải thô, len, giấy ráp, giấy, thảm, …. Cho trẻ chà xát tay vào các kết cấu đó và cảm nhận chúng. Cho trẻ cảm nhận bằng các bộ phận khác nhau của cơ thể.

Trong giờ tắm hãy cho trẻ thưởng thức việc cảm nhận mọi thứ. Ví dụ, cho trẻ cảm nhận bánh xà phòng ướt, giúp trẻ vỗ nước, giúp trẻ cảm nhận nước ở các nhiệt độ khác nhau. Sau đó, khi lau khô cho bé, lấy khăn tắm lau tất cả các bộ phận trên cơ thể bé, lúc nhẹ nhàng, lúc mạnh tay. Quấn trẻ trong 1 chiếc khăn tắm và cho trẻ cảm nhận chiếc khăn đang quấn quanh người bé.

Bạn cũng nên kích thích Vị giác và vận động của lưỡi bằng cách khi đút cháo, thay vì tim cách đút thẳng vào miệng, thì bạn nên rà rà chung quanh miệng, chạm lên môi để kích thích bé phải thè lưỡi ra. Bạn cũng có thể bôi kem, chocolate xung quanh miệng của trẻ để trè liếm nhằm tác đông đến lưỡi. Tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm các vị khác nhau. Bạn hãy cho trẻ nếm thử các loại thức ăn chua, ngọt, mặn, đắng. Chú ý xem phản ứng của bé đối với các vị này như thế nào. Những phản ứng đó là cách bé nói cho bạn biết bé thích và không thích vị nào. Nên cho trẻ ăn các loại thức ăn có cấu trúc khác nhau, giúp bé làm quen với các loại thức ăn đa dạng.

Tất cả các hoạt động kích thích giác quan bạn có thể đưa vào trong chương trình hoạt động hằng ngày, và nên tác động vào các thời điểm sau:

Buổi sáng khi trẻ vửa thức dậy (Tác động về khả năng nghe – Thính giác) – Lúc làm vệ sinh cho trẻ (tác động về vận động miệng)

Lúc cho trẻ ăn sáng và ăn trưa (tác động về Vị giác) – Lúc chơi đùa (Tác động về vận động – thính và thị giác)

Lúc tắm và lúc massage cho trẻ (tác động về xúc giác) – Lúc chuẩn bị cho trẻ đi ngủ (tác động về nghe – nhìn)

Bạn hãy kiên trì, đừng nôn nóng, hãy tác động thường xuyên, liên tục và từng chút một, sau một thời gian từ 1 – 3 tháng, bạn sẽ thấy con bạn linh hoạt hẳn lên, dù khả năng nói của trẻ vẫn còn hạn chế, nhưng điều đó sẽ đến!


Nguồn tamlytreem