Tám cách giúp trẻ mở lòng với bố mẹ Những câu hỏi bắt đầu bằng "Tại sao" thường khiến trẻ thu mình lại và thận trọng nghĩ câu trả lời thay vì thoải mái chia sẻ.
1. Tập trung vào câu chuyện Khi trẻ muốn trò chuyện với bạn về những vấn đề cá nhân, hãy cố gắng bỏ qua công việc dang dở. Có thể rất khó để gạt công việc sang một bên, nhưng thái độ của bạn trước câu chuyện của trẻ là rất quan trọng để xây dựng sự gần gũi. Với trẻ, nếu bạn quan tâm câu chuyện ngay từ đầu đồng nghĩa bạn hoàn toàn có thể tin tưởng được. Điều này hiệu quả hơn việc bạn cố gắng bắt chuyện với con. Những phụ huynh thân thiết với con cho rằng sự gần gũi đến từ việc sẵn sàng nói chuyện với con bất cứ lúc nào. Thậm chí vào lúc 1h, khi con và bạn bè cãi nhau. 2. Đặt câu hỏi không mang tính phán xét Bạn không nên đặt câu hỏi "Tại sao" vì thường khiến trẻ phòng thủ. Ví dụ câu hỏi "Tại sao con lại làm như vậy?" sẽ không hiệu quả bằng "Nếu là con, con sẽ làm thế nào?". 3. Khuyên bảo Khi trẻ trò chuyện với bạn, đôi khi đơn giản chỉ muốn tìm cơ hội trút bầu tâm sự và chưa cần lời khuyên. Sau đó, trẻ có thể tự mình tìm ra giải pháp. Điều này cũng giúp xây dựng sự tự tin, kỹ năng giải quyết vấn đề. Nếu chưa nghe hết chuyện hoặc chỉ chăm chăm đưa ra giải pháp cho vấn đề của con, bạn sẽ khiến trẻ cảm thấy kém cỏi. Bố mẹ luôn muốn chỉ đường dẫn lối cho con nhưng việc này có thể để sau. Khi trẻ kể chuyện, trẻ cần người cùng chia sẻ cảm xúc trước tiên. Sau đó, khi con hỏi về lời khuyên hoặc khi đã bình tĩnh hơn, bố mẹ có thể cùng con tìm ra giải pháp.
4. Kết nối với trẻ mỗi ngày Bố mẹ nên chia sẻ với từng người con mỗi ngày dù chỉ trong thời gian ngắn. Sự kết nối này có thể được xây dựng từ nhỏ để tạo thành thói quen. Đừng trông đợi các con chia sẻ khi bạn chưa chủ động xây dựng sự liên kết, đồng cảm. Luôn có mặt khi trẻ từ trường về nhà là cách để lắng nghe những chia sẻ của con bạn trong một ngày. 5. Xây dựng "thời gian đặc biệt" "Thời gian đặc biệt" là khoảnh khắc khác ngày thường, nơi bố mẹ và con cái tìm sự kết nối sau những ngày làm việc mệt mỏi. Có thể là bố và con gái cùng đi ăn sáng vào cuối tuần hay mẹ và con trai cùng chơi bóng rổ mỗi tháng một lần. Trẻ thường chờ đợi những khoảnh khắc đặc biệt này để chia sẻ với bố mẹ điều phiền lòng. 6. Giữ sự bình tĩnh Trẻ em, đặc biệt thanh thiếu niên, đang học cách trưởng thành và đối phó với những rắc rối cá nhân. Đôi khi, các em quên hoặc xấu hổ nên không chia sẻ với bố mẹ. Thay vì gắt lên rằng "Con không bao giờ nói gì với bố mẹ", hãy giữ thái độ thân thiện, hòa nhã. 7. Giao tiếp gián tiếp Trẻ thường cởi mở hơn trong xe hơi, khi đi dạo hoặc trong bóng tối, những thời điểm giao tiếp bằng mắt bị hạn chế. Phụ huynh có thể tận dụng những khoảnh khắc này để khuyến khích con chia sẻ. 8. Lắng nghe Lắng nghe là quan trọng để giúp trẻ cởi mở. Thay vì nói, phụ huynh hãy chú tâm lắng nghe lời con. Nếu trẻ ngừng nói, bạn có thể hỏi thêm về câu chuyện nhưng giữ giọng điệu thoải mái, không mang tính thẩm vấn.
Nguồn VNE |