Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Đưa vợ bầu 3 tháng đi khám thai, chồng nổi giận khi bác sĩ nói kết quả



Năm lần bảy lượt vợ muốn nói về sự thật nhưng lại bị ngăn lại bởi sự sung sướng của người chồng.


Dù không nói ra, nhiều người chồng lại rất để ý đến chu kỳ kinh nguyệt của vợ và thường âm thầm cho rằng vợ mình đã có bầu khi nhiều tháng liền không có kinh. Nhưng chính kiểu suy nghĩ một chiều này mà dẫn đến nhiều tình huống trớ trêu. Câu chuyện của vợ chồng Chen Li thêm một lần nhắc nhở các cặp đôi nên thẳng thắn trao đổi với nhau về vấn đề liên quan đến sinh nở.

Yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên, Chen Li và chồng kết hôn chỉ 1 tháng sau khi quen nhau. Mối quan hệ vợ chồng hay giữa Chen Li với mẹ chồng đều rất tốt. Mẹ chồng thường xuyên giục cô mang thai và bày tỏ sự tha thiết về mong muốn có cháu nội nối dõi tông đường. Chồng của Chen Li cũng mong con không kém gì mẹ anh mong cháu, nên rất "nhiệt tình" trong chuyện ấy và thường xuyên quan sát những biểu hiện về thể chất của vợ.

Bốn tháng sau khi kết hôn, chồng Chen Li ngờ ngợ thấy vợ chưa có kinh nguyệt. Anh hỏi lại Chen Li, cô thừa nhận. Cô đã định tiếp tục giải thích thêm chuyện mình vốn không có kinh nguyệt nhiều năm, nhưng chồng cô ngăn lại vì anh mừng rỡ cho rằng Chen Li bị chậm kinh nguyệt là đã có thai. Anh liền vội vàng gọi điện báo tin vui cho gia đình. Dù cho Chen Li năm lần bảy lượt muốn nói rõ, vẫn bất lực trước sự phấn khích của chồng.

 


Chồng Chen Li nghĩ rằng vợ có thai sau khi thấy cô vài tháng không có kinh nguyệt. (ảnh minh họa)

Không những thế, chồng cô còn nói: "Em đừng lo lắng, không sao cả đâu. Anh sẽ làm việc chăm chỉ để kiếm tiền nuôi con". Chứng kiến thái độ của chồng, Chen Li càng bối rối không biết phải nói sự thật bằng cách nào. Chồng sau đó bảo với Chen Li nên đến bệnh viện kiểm tra xem thai được mấy tháng, cô nhất quyết không chịu đi. Nhưng chồng cô lại dọa nếu không đi sẽ ly hôn, Chen Li đành miễn cưỡng theo chồng đến viện.


Sau khi các bác sĩ kiểm tra, thông báo kết quả, chồng của Chen Li ôm đầu khóc nấc không tin nổi. Hóa ra trong bụng của Chen Li không có cái thai nào. Không những thế, cô còn bị vô sinh, khó có con.

Ban đầu chồng của Chen Li không tin sự thật và nói với bác sĩ rằng vợ anh đã không có kinh trong nhiều tháng, nên anh nghĩ là cô ấy mang thai. Bác sĩ quay sang phía Chen Li với vẻ mặt thắc mắc.

 

Lúc này, Chen Li mới bộc bạch sự thật rằng cô bị vô kinh. Thời còn học trung học, khi bạn bè đều có kinh nguyệt, Chen Li vẫn không có dấu hiệu gì. Cô nói với mẹ mình, nhưng mẹ cô không để tâm và cho rằng có thể con dậy thì muộn. Sau này lớn lên, đi học xa nhà, cô vẫn chưa có kinh và mẹ cô cũng không đoái hoài hỏi thăm. Chen Li cảm thấy rất xấu hổ và đau khổ với vấn đề vô kinh của riêng mình. Cô không dám nói với ai, thậm chí là mẹ đẻ và cứ thế chịu đựng một mình cho đến bây giờ.

Bác sĩ nói việc vô kinh của Chen Li không thể chữa được. Chồng của Chen Li đứng bên, cảm thấy trời đất như sụp đổ và đùng đùng nổi giận. Anh cảm thấy mình bị lừa dối và tuyên bố sẽ ly hôn.

Vô kinh là gì?

Vô kinh là tình trạng không xuất hiện kinh nguyệt liên tục một thời gian hoặc vĩnh viễn do rối loạn chức năng vùng dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng, tử cung hoặc âm đạo.

Vô kinh được chia thành 2 loại:

- Vô kinh nguyên phát: là trường hợp đã quá tuổi đáng lẽ phải có kinh mà vẫn không có.

- Vô kinh thứ phát: là người phụ nữ đã từng có kinh từ một lần trở lên nhưng lại không có trong 3 chu kỳ liên tục (có thể là trên dưới 3 tháng) trở lên.

Ngoài ra, vô kinh còn được chia ra 2 loại:

- Vô kinh giả khi người phụ nữ vẫn có kinh hàng tháng nhưng máu kinh không chảy được ra ngoài (để biết là có xuất hiện kinh) mà lại đọng ở bên trong do khuyết tật ở bộ máy sinh dục như không có âm đạo, màng trinh bị bịt kín.

- Vô kinh thật là trường hợp bộ máy sinh dục của người phụ nữ bên ngoài cấu tạo gần như bình thường nhưng từ tuổi dậy thì đến lúc trưởng thành chưa bao giờ thấy kinh.

Nguyên nhân dẫn đến vô kinh:

- Vô kinh do tình trạng toàn thân: người quá gầy yếu do suy dinh dưỡng, do thiếu máu, nhiễm độc, có bệnh gan, bệnh thận mạn tính.... Có người sau khi phải dùng dài ngày các thuốc an thần, thuốc chuyển hóa hoặc thuốc chống ung thư bị vô kinh. Vô kinh có thể xuất hiện khi có những biến động về thần kinh quá mức như vui, buồn, sợ hãi, vất vả, thay đổi môi trường sống...

- Vô kinh do rối loạn hoạt động nội tiết: vùng chỉ huy nội tiết ở trên não bị suy thoái, hoặc do tăng hoạt động quá mức toàn bộ hệ thống hay từng bộ phận làm ảnh hưởng đến các hoạt động của các bộ phận khác trong hệ thống đó. Các rối loạn của các tuyến nội tiết khác trong cơ thể như tuyến thượng thận, tuyến giáp trạng...

- Vô kinh do bất thường: dị tật, khuyết tật của cơ thể hoặc của bộ phận sinh dục, đặc biệt ở buồng trứng, tử cung. Phụ nữ bị rối loạn di truyền về nhiễm sắc thể khiến cơ thể, đặc biệt bộ phận sinh dục không phát triển; người mang dị tật bẩm sinh: không có buồng trứng, không có tử cung.

Một số trường hợp tuy có buồng trứng, có tử cung nhưng lại không có âm đạo hoặc do màng trinh bịt kín âm đạo gây nên tình trạng vô kinh giả. Những trường hợp do bệnh tật hay tai biến của sinh sản, gây tổn thương ở não hoặc phải cắt bỏ tử cung, buồng trứng sẽ bị vô kinh sau mổ. Các bệnh ở tử cung, đặc biệt bệnh lao tử cung, những trường hợp phải nạo, hút nhiều lần khiến mất hết niêm mạc tử cung hoặc làm cho tử cung bị dính sẽ đưa đến thiểu kinh (kinh ít) hoặc vô kinh.

Người bị vô kinh có thể mang thai được không?

Đối với những người gặp phải vô kinh nguyên phát thì có rất nhiều khả năng buồng trứng hoạt động không bình thường, điều này khiến việc thụ thai trở nên khó khăn hơn so với những người bình thường.
Còn với những người mắc vô kinh thứ phát thì chu kỳ rụng trứng sẽ bị rối loạn, ảnh hưởng tới việc thụ thai hay nói cách khác việc thụ thai là rất khó khăn.

Chính vì thế, khi có biểu hiện vô kinh, phụ nữ nên sớm đến các trung tâm y tế, cơ sở chuyên khoa phụ sản để được thăm khám và chẩn đoán chính xác, từ đó có những phương pháp điều trị thích hợp.

Nguồn: http://thoidaiplus