Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Mẹ bầu ăn gì trong 3 tháng đầu để con cao lớn, thông minh?



Theo các chuyên gia, tam cá nguyệt thứ nhất là "giai đoạn vàng" cho sự phát triển hệ thần kinh, hệ hô hấp cùng các bộ phận quan trọng của thai nhi. Vì vậy, "mẹ bầu ăn gì trong 3 tháng đầu" là cụm từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trong lĩnh vực dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai.

 


Mẹ bầu ăn gì trong 3 tháng đầu để con cao lớn, thông minh? - Ảnh 1.

Mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng khoa học trong 3 tháng đầu để xây nền tảng quan trọng cho sự phát triển của bé yêu

Ngay khi biết mình mang thai dựa vào các dấu hiệu mang thai sớm, mẹ bầu cần được thiết lập một chế độ dinh dưỡng khoa học vì sự phát triển của thai nhi giai đoạn này phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn uống của mẹ.

Mẹ bầu ăn gì trong 3 tháng đầu?

Theo PGS.TS.BS Lưu Thị Hồng, Trưởng khoa Phụ sản BVĐK Tâm Anh, Hà Nội, 3 tháng đầu thai kỳ (0 - 12 tuần) là khoảng thời gian thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tim mạch, tủy sống, các cơ quan nội tạng cũng như các bộ phận quan trọng của cơ thể.

Lúc này, nhu cầu năng lượng lẫn các chất dinh dưỡng của mẹ đều cao hơn mức bình thường để phát triển các cơ quan thích ứng với quá trình mang thai và nuôi dưỡng bào thai khỏe mạnh.

Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu cần ăn đủ 4 nhóm chất thiết yếu: chất bột đường (carbohydrate); chất đạm (protein); chất béo (lipid); các loại vitamin, chất xơ và khoáng chất.

Thực phẩm giàu carbohydrate

Đây là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Mẹ bầu nên chọn nguồn carbohydrate phức hợp (trong các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, khoai tây, khoai lang...) và tránh các loại carbs đơn (có trong bánh mì trắng, bánh quy, bánh ngọt...).

Thực phẩm giàu protein

Protein là thành phần cấu tạo của DNA, mô và cơ. Chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kích hoạt các enzym trong cơ thể. Do đó, thai nhi chỉ phát triển khỏe mạnh khi chế độ dinh dưỡng của mẹ đầy đủ protein, có trong các loại thịt đỏ, thịt gia cầm, các loại đậu, trứng...

 

Mẹ bầu ăn gì trong 3 tháng đầu để con cao lớn, thông minh? - Ảnh 2.


Bữa ăn với đầy đủ dưỡng chất (protein, carbohydrate tốt, chất xơ, chất béo có lợi) giúp bé yêu phát triển khỏe mạnh từ trong bụng mẹ

Thực phẩm giàu axit béo omega-3

Axit béo omega-3 là dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của mắt và não bộ thai nhi. Mẹ có thể tìm thấy nguồn omega-3 lành mạnh từ đậu nành, dầu hạt cải, quả óc chó, hạt chia, hạt lanh, cá hồi, cá thu, cá mòi...

Thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất

Trong 3 tháng đầu, mỗi ngày mẹ bầu cần ăn 3 đơn vị rau và 3 đơn vị quả chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất (mỗi đơn vị tương đương 80g), trong đó đặc biệt chú trọng các loại thực phẩm chứa nhiều axit folic (bông cải xanh, trái cây họ cam quýt, các loại đậu, măng tây, rau lá xanh) cần thiết cho sự phát triển của não và tủy sống thai nhi; thực phẩm giàu vitamin B6 (thịt nạc, thịt gia cầm, trứng, trái cây họ cam quýt, các loại đậu, quả hạch, quả bơ...) giúp cải thiện tình trạng ốm nghén; thực phẩm giàu kẽm (thịt đỏ, thịt gia cầm, rau chân vịt, nấm, các loại hạt) phát triển hệ miễn dịch và hệ thần kinh khỏe mạnh; thực phẩm giàu canxi (sữa, sữa chua, phô mai, bơ,...) giúp bổ sung canxi cho mẹ và xây dựng hệ cơ xương vững chắc cho thai nhi.

Chuyên gia dinh dưỡng lưu ý, mẹ bầu cần bổ sung từ 3-6.5 đơn vị sữa/ngày, tối thiểu 3 đơn vị sữa/ngày trong 3 tháng đầu, mỗi đơn vị tương đương 100ml sữa nước/100g sữa chua/15g phô mai.

Mẹ bầu ăn như thế nào trong 3 tháng đầu?

Bên cạnh việc tuân thủ thực đơn đầy đủ nhóm chất dinh dưỡng, mẹ bầu cần lưu ý chế độ ăn cân đối các nhóm chất. Nếu dinh dưỡng không cân đối, mẹ có thể bị thiếu năng lượng gây suy dinh dưỡng bào thai. Ngược lại, việc cung cấp thừa năng lượng khiến mẹ tăng cân quá mức, dẫn đến nguy cơ đái tháo đường thai kỳ và các tai biến sản khoa nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và trẻ.

- Nhu cầu năng lượng của mẹ bầu trong 3 tháng đầu từ 2.000 - 2.200 kcal/ngày, trong đó:

• 55 - 65% năng lượng từ chất bột đường: khoảng 12 đơn vị thực phẩm, mỗi đơn vị tương đương 55g cơm tẻ/57g bánh mì trắng/60g phở/60g ngô/95g khoai tây;

• 15 - 25% năng lượng từ chất đạm: khoảng 5 đơn vị thực phẩm, mỗi đơn vị tương đương 31g thịt lợn/42g thịt gà/35g cá/47g trứng/30g tôm/58g đậu phụ;

• 20% năng lượng từ chất béo: khoảng 5 đơn vị thực phẩm, mỗi đơn vị tương đương 5g dầu ăn/5g mỡ động vật/6g bơ.

- Ăn 5 - 6 bữa nhỏ thay vì 3 bữa ăn lớn để để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén.

- Uống đủ 1,5 - 2 lít nước/ngày.

- Kiêng thực phẩm đóng hộp (chứa nhiều muối và chất bảo quản), thức ăn chưa nấu chín (có thể chứa vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm), thức ăn nhanh (giàu chất béo chuyển hóa) ...

- Tránh rượu bia, thuốc lá và thức uống chứa caffein...

Xem thêm: Khoa Phụ sản, BVĐK Tâm Anh, Hà Nội luôn đồng hành chăm sóc toàn diện cho mẹ và bé yêu

Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội, mẹ bầu không chỉ được theo dõi sức khỏe bởi các bác sĩ sản khoa giàu kinh nghiệm mà còn được các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn, xây dựng thực đơn phù hợp với thể trạng theo từng giai đoạn phát triển của thai nhi. Được chăm sóc về sức khỏe và dinh dưỡng, mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm vào một thai kỳ khỏe mạnh, không bị tăng cân quá nhiều mà bé yêu vẫn phát triển tối ưu.

Không chỉ mang đến những tiện ích chất lượng cao với dịch vụ thai sản trọn gói, chăm sóc toàn diện trước và sau sinh, tư vấn về dinh dưỡng thai kỳ, dinh dưỡng sau sinh, gói vắc xin tiêm ngừa cho trẻ..., khoa Phụ sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh còn có hệ thống phòng Tiền sản riêng biệt cao cấp; phòng spa trước sinh; áp dụng các phương pháp đẻ không đau; thời gian gây mê được rút ngắn nhằm hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc; chiếu plasma sau sinh, dịch vụ tư vấn và hướng dẫn thực hiện các phương pháp nuôi con khoa học hiện đại như nuôi con bằng sữa mẹ, cắt dây rốn chậm, da kề da ngay sau sinh, trữ máu cuống rốn... giúp mẹ bầu có một thai kỳ an yên, "vượt cạn" nhàn tênh, đón bé yêu chào đời khỏe mạnh.

 

Nguồn Trithuctre