Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Bệnh sởi ở trẻ em


Sởi là bệnh lây cấp tính do virút, có thể lưu hành thành dịch (ôn dịch), thường gặp ở tr nh từ 6 tháng đến 3 tuổi. Bệnh lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp và niêm mạc mắt, khi trẻ lành tiếp xúc với đờm dĩa, nước bọt của trẻ mang bệnh hay bệnh nhi ho hắn ra.

Triệu chứng

Biếng ăn, người hâm hấp sốt vài ngày rồi đột nhiên sốt hơi cao, tai lạnh hoặc ỉa lỏng, ngủ hay giật mình.

Mệt mỏi, mắt cộm đỏ, chảy nước mắt, hắt hơi, sổ mũi, ho khan, họng đỏ.
Có những chấm trắng bằng đầu kim mọc rải rác trong môi, má trước răng hàm, trán hoặc sau tai, sau gáy, lưng có 1 vài nốt đỏ như muỗi đốt.

Trẻ mắc sởi nung bệnh trong 3 ngày, mọc sởi 3 ngày, sởi thường mọc từ sau tai, mặt, cổ, lan xuống các chi. Khi sởi mọc đến bụng thì bắt đầu bay từ trên đầu dần xuống… Sởi bay 3 ngày là hết nốt ban, để lại nốt thâm sau khi bay.

Chăm sóc và điều trị

Chăm sóc: Cần cho trẻ mặc ấm, tránh gió lạnh, ẩm ướt, kiêng gió, kiêng nước không ăn, uống các thứ tanh, lạnh. Cho trẻ uống niều nước, súc miệng nước muối 0,9%.
Thuốc nam

a) Thời kỳ trước phát ban (sởi mọc)

Nước hành hoa va tía tô: Hành hoa và tía tô mỗi thứ 20g, rửa sạch, giã nát thêm vào 100ml nước sôi, quấy đều chắt lấy nước thuốc cho trẻ uống lúc nước thuốc còn ấm để thúc cho sởi mọc đều và chống viêm họng.

Sau đó uống tiếp bài thuốc: kinh giới 12g, rau má 12g, cát căn 12g. Các vị này cho vào 300ml, sắc lấy 100ml nước thuốc, hòa thêm cút đường mía (đường vàng) đủ ngọt cho trẻ uống dần trong ngày.

Xoa ngoài để thúc cho sởi mọc nhanh: Hạt rau mùi 20g, giã dập cho vào 15ml rượu trắng 35 độ – 40 độ, chưng nóng, bọc vào miếng vải gạc sạch (áp thử vào má người lớn thấy nóng ấm vừa) xoa lên trán, hai má, sau hai tai, gáy và dọc 2 bên sống lưng, cột sống, ngực bụng, tứ chi của trẻ (không xoa ngược chiều).

b) Thời kỳ sởi mọc: Cho trẻ uống 1 trong các bài thuốc sau:

Bài thuốc 1: Lá tre 20g, tía tô 12g, sài đất 16g, điếp cá 12g, mạch môn 12g, cam thảo đất 12g, kim ngân 16g, sa sâm 12g. Cho các vị này vào 400ml nước, sắc lấy 200ml nước thuốc, hòa thêm ít đường mía vàng đủ ngọt, chia cho trẻ uống 3 lần trong ngày, uống lúc thuốc còn ấm. Bài thuốc này có thể dùng từ lúc sởi mọc đến khi sởi hay hết.

Bài thuốc 2: kim ngân hoa 12g, tía tô 12g, vỏ cây núc nác 12g (không có vỏ cây núc nác cũng được hoặc có thể thay bằng hậu phác 10g), cát căn 12g, kinh giới 12g, mạch môn 12g.

Các vị này cho vào 400ml nước, sắc lấy 200ml nước thuộc, thêm ít đường mía vàng đủ ngọt, chia cho trẻ uống 3 lần trong ngày uống lúc thuốc còn ấm. Bài thuốc này có thể dùng từ lúc sởi mọc đến khi sởi bay hết. Chú ý:

Nếu thấy sởi mọc dày và đã mọc đến bụng và trẻ ho nhiều thì bỏ kinh giới, tía tô gia thêm thiên môn 10g, chi tử (quả dành dành) 10g để chống viêm phổi.
Nếu thấy trẻ đi lỏng nhiều lần thì gia ý dĩ 10g. (Không nên dùng thuốc cầm đi ỉa, bởi vì trẻ đi ỉa là nhiệt độc tống ra ngoài, dùng thuốc cầm đi ỉa nhiệt độc sẽ bị bế lại trong cơ thể, không tống ra ngoài được sẽ khiến bệnh trầm tọng hơn).

Bài thuốc 3: Phòng biến chứng khi bệnh nhi gặp nhiễm gió lạnh, sởi biến màu xám đen rồi lặn, không mọc tiếp thì dùng ngay: hạt mùi giã nhỏ, chế thêm rượu trắng, đem chưng nóng, xoa cho trẻ từ đầu đến khắp mình và chân tay. Không có hạt mùi thì dùng: rau mùi, lá hoa kinh giới, tía tô mỗi thứ 20-30g, rửa sạch, giã nhỏ thêm 50ml nước thuốc cho trẻ uống. Bã thuốc thêm rượu chưng nóng xoa từ đầu đến khắp mình và chân tay trẻ để cho sởi mọc tiếp là an toàn.

c) Thời kỳ sởi bay

Sởi đã bay hết dùng: xích tiểu đậu (đậu đỏ), 100g, liên nhục (hạt sen 150g, hoài sơn (củ mài) 160g, tang diệp (lá dâu tằm) 100g, mạch mon (bỏ lõi) 80g. Tất cả các vị sao cho vàng giòn, tán bột mịn, trộn đều. Ngày cho trẻ uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê, hòa vào cháo hay nước chín cho trẻ ăn để hồi phục sức khỏe.

Sởi bắt đầu bay, thân nhiệt xuống bình thường, tinh thần vă ăn uống của trẻ đã tốt hơn dùng: sa sâm 8g, mạch môn 8g, tang diệp 8g, thiên hoa phấn 4g, liên kiều 4g. Các vị cho vào 300ml nước, sắc lấy 150ml nước uống, chia cho trẻ uống 2 hoặc 3 lần trong ngày, uống lúc còn ấm. Ngày uống 1 thang, uống 5-7 thang.

Hoặc dùng bài: sa sâm 12g, mạch môn 12g, tang diệp 12g, thạch hộc 12g, liên nhục 12g, cát cánh 12g, thiên hoa phấn 12g, cam thảo 12g. Các vị cho vào 500ml nước, sắc lấy 200ml nước thuốc, chia cho trẻ uống 2-3 lần trong ngày, uống ấm. Ngày uống 1 thang, uống 5-7 thang/một đợt.

Chú ý

Trường hợp sởi nặng, có những dấu hiệu: viêm phế quản, viêm phổi, viêm não sau sởi, viêm tai giữa,… phải chuyển ngay đến bệnh viện.

Tiêm vacxin phòng sởi là cách tốt nhất để ngăn ngừa trẻ mắc sởi.

Nguồn http://www.suckhoetreem.com