Quản lý cơn suyễn trẻ em tại nhà Suyễn (Hen phế quản) là tình trạng viêm đường hô hấp mạn tính thường gặp nhất ở trẻ em. Đồng thời đây là bệnh lý mạn tính hàng đầu khiến trẻ phải nghỉ học và nhập viện trong tình trạng cấp cứu, thậm chí tử vong. Chính vì vậy, cha mẹ và người trực tiếp chăm sóc trẻ cần có kiến thức về quản lý cơn suyễn cho trẻ em tại nhà.
Dấu hiệu nhận biết trẻ lên cơn suyễn? Khó thở, khò khè tăng lên Xử trí cơn suyễn tại nhà như thế nào ? Sau khi trẻ xuất hiện các triệu chứng gợi ý cơn suyễn, cha mẹ và người trực tiếp chăm sóc trẻ cần cho trẻ dùng thuốc cắt cơn có tác dụng nhanh. Ventolin MDI 100mcg xịt 2 nhát nếu không dùng buồng đệm hoặc 4-6 nhát nếu có buồng đệm.
Ventolin MDI xịt Phun khí dung Ventolin
Trẻ cần được cha mẹ, người trực tiếp chăm sóc trẻ theo dõi. Nếu chưa thấy tốt hơn có thể lặp lại sau 20 phút nếu cần, tối đa 3 lần. Nếu trẻ cải thiện nhiều, hết khó thở, hết khò khè tiếp tục duy trì xịt hay phun khí dung Ventolin mỗi 4-6 giờ trong 1-2 ngày. Và đừng quên phải cho trẻ đi tái khám trong vòng 24 - 48 giờ.
Khi nào trẻ cần được đưa đến bệnh viện? Trẻ không giảm triệu chứng còn thở nhanh, khó thở khi sử dụng thuốc dãn phế quản hoặc thuốc chỉ có tác dụng ngắn. Trẻ cần tránh các yếu tố khởi phát cơn suyễn : Yếu tố môi trường sống: Dị nguyên không khí: mạt nhà, chó mèo, gián, phấn hoa,...
Thay đổi thời tiết, khí hậu, đặc biệt khi trời lạnh. Cần làm gì để phòng tránh các yếu tố khởi phát cơn suyễn? Tránh tiếp xúc các dị nguyên không khí. Không để trẻ tiếp xúc khói thuốc lá, khói xe, ô nhiễm môi trường
Bs. Võ Huỳnh Ngọc Trâm Khoa Hô hấp Nguồn Laodong |