Nuôi dạy con trở thành em bé vui vẻ, hạnh phúc Những điều làm con yêu của bạn cảm thấy hạnh phúc sau bài viết này chắc hẳn sẽ khiến bạn ngạc nhiên đó. Các chuyên gia về tâm lý trẻ em nhận định rằng hạnh phúc đối với những em bé từ 1 đến 2 tuổi không phải là những gì bạn cho chúng mà là những gì bạn dạy chúng.
Tin vui là ngày nay bạn không cần phải trở thành một chuyên gia về tâm lý trẻ em, bạn vẫn có thể đặt nền móng cho cuộc đời hạnh phúc của con em mình bằng tính kiên nhẫn và sự linh hoạt của bản thân. Học cách đọc vị cảm xúc của con
Các dấu hiệu thường rất rõ ràng: Một đứa trẻ hạnh phúc thì thường xuyên nở nụ cười, vui chơi, thể hiện sự tò mò, thể hiện sự quan tâm đến đứa trẻ khác mà không cần bất kỳ một sự kích thích nào. Ngược lại, theo Hallowell dấu hiệu của một đứa trẻ không hạnh phúc đó là: bé luôn trầm lặng, không ăn uống nhiều, không tự nguyện chơi cùng những đứa trẻ khác, thậm chí không tự chơi, không cười lớn hoặc mỉm cười, ít nói. Tuy nhiên, nếu em bé của bạn tính nhút nhát, tự nhiên không cười hoặc không tương tác nhiều với thế giới xung quanh điều đó không có nghĩa bé là đứa trẻ không hạnh phúc. Sự nhút nhát không giống như nỗi buồn và bạn phải cố gắng nhiều hơn để hiểu và phân biệt những khi bé thực sự buồn. Hallowell nói rằng bé có thể thực sự đang gặp vấn đề cần chú ý khi bạn thấy hành vi của bé thay đổi lớn - bỗng nhiên trở nên cô lập hoặc dễ sợ hãi hơn bao giờ hết. Giáo sư tâm thần học tại Rush-Presbyterian-St thuộc Trung tâm Y tế Luke ở Chicago đã xác định được chín tín hiệu bẩm sinh mà trẻ sử dụng để truyền đạt cảm xúc của mình. Bạn có thể nhận ra những tín hiệu ngày ở những trẻ mới biết đi. Hai trong số các tín hiệu là "sự thích thú" và "sự hưởng thụ" là những cảm xúc tích cực, còn các tín hiệu tiêu cực như "sự buồn bã", "sự tức giận" và "sự sợ hãi" cho thấy bé đang không hạnh phúc Hầu hết phụ huynh đều biết khi con mình sợ hãi, hay thất vọng là lúc bé đang không vui. Nhưng lại có rất ít phụ huynh biết rằng khi bé tức giận là lúc bé cảm thấy đau khổ nhất. Ví dụ hành động đánh anh chị hoặc ném đồ chơi có nghĩa sự buồn bã của bé đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát của cơ thể. Trẻ mới biết đi có cách riêng để cho bạn thấy lúc nào là khoảng thời gian khó khăn nhất với chúng. Một số bé trở nên cô lập, một số tỏ ra giận dữ, một số lại luôn muốn có người ở bên cạnh. Khi bạn hiểu được tính khí của bé, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc nhận biết các dấu hiệu cho thấy có điều gì đó đang không ổn trong thế giới của con. Để có thêm thông tin chi tiết về tính khí tự nhiên của con yêu bạn hãy tham khảo bài viết "Trẻ sơ sinh có hạnh phúc không?" của chúng tôi Chơi đùa với con nhiều hơn Mặc dù đồ chơi hay kem cho bữa tối là niềm ao ước của tất cả trẻ nhưng điều làm chúng cảm thấy hạnh phúc nhất đơn giản chính là BẠN. Và đây là chìa khóa đầu tiên để tạo ra một đứa trẻ hạnh phúc, Hallowell nói "Hãy thường xuyên kết nối với chúng, chơi cùng chúng" ông khuyên "Nếu bạn vui vẻ với chúng, chúng sẽ rất vui. Nếu bạn tạo ra cái tôi gọi là "tuổi thơ đáng nhớ" thì bạn đã hoàn thành được bước đi tốt nhất để đảm bảo con bạn có một cuộc đời hạnh phúc. Chơi không chỉ tạo ra niềm vui mà nó còn là cách để con bạn phát triển các kỹ năng cần thiết cho hạnh phúc trong tương lai. Trò chơi tự do không cần sự hướng dẫn của người lớn như xây nhà từ những khối hình, hay chơi bác sĩ bệnh nhân với bạn thú nhồi bông cho phép bé khám phá ra những điều bé thích làm. Giúp con thành thục những kỹ năng mới
Theo một quy luật như vậy khi lớn lên, con sẽ gặt hái những phần thưởng là sự công nhận thành tích từ những người khác. Điều quan trọng nhất con có thể kiểm soát được cuộc sống của mình và con tin rằng khi cố gắng hết sức làm điều gì đó, với sự kiên trì và đúc rút kinh nghiệm con có thể làm được điều đó. Trẻ em cũng như người lớn cần phải theo đuổi những sở thích của mình, hoặc không thể cảm nhận được bất kỳ niềm vui nào khi thành công. Một người mẹ chia sẻ, mối quan tâm lớn nhất của con trai mẹ là kiến trúc "Cậu bé thích xây dựng mọi thứ và đã cùng bố dựng lên một số công trình. Điều này làm cậu rất tự tin về bản thân. Chúng tôi luôn cố gắng giúp con tập trung phát triển những năng khiếu bẩm sinh của con, lĩnh vực mà chúng tôi biết con vô cùng hào hứng" Hình thành những thói quen lành mạnh cho trẻ Giấc ngủ, việc tập thể dục, và một chế độ ăn uống lành mạnh là quan trọng đối với hạnh phúc cả đời của cả người lớn lẫn trẻ em. Ở trẻ tập đi con đã là người tập thể dục tự nhiên. Bạn chỉ cần để bé có nhiều thời gian chạy nhảy bên ngoài hơn thôi là đã cải thiện đáng kể tâm trạng của bé rồi Bạn nên để ý phản ứng của trẻ khi sử dụng các loại thực phẩm khác nhau. Đường có thể cho con nguồn năng lượng dồi dào nhưng rất có thể khiến con tăng động hoặc hành động hung dữ. Những thực phẩm làm con dị ứng cũng cần đặc biệt chú ý để tránh khiến tâm trạng của con không tốt đối với việc ăn uống. Hãy cho trẻ quyền được tự làm mọi việc Đôi khi chúng ta nghĩ rằng làm cha mẹ cần phải như bà tiên ông bụt xuất hiện ngay tức khắc lúc bé gặp khó khăn để giải quyết một cách hoàn hảo nhất mọi vấn đề bé gặp phải. Nưng Carrie Masia-Warner một nhà tâm lý học trẻ và là phó giám đốc của Học viện Anxiety và Mood Disorders ở Trường Y khoa Đại học New York nhận thấy đây dường như là một sai lầm lớn mà nhiều bậc phụ huynh mắc phải. "Cha mẹ luôn cố gắng làm hộ con mọi điều để chúng cảm thấy thoải mái mọi lúc mọi nơi, điều này là phi thực tế. Việc này lâu dần còn khiến trẻ mất dần tính sáng tạo vốn là ưu điểm của trẻ nhỏ". Masia-Warner khuyên "Trẻ em cần phải học cách chịu đựng những việc không như ý muốn, những điều khiến chúng buồn. Hãy để chúng tự đấu tranh, tự tìm ra cách xoay sở bởi có thế chúng mới học được cách đối phó với những thử thách trong cuộc sống sau này từ đó làm chủ cuộc sống mà trở nên vui vẻ, hạnh phúc" Hãy luôn nhớ học cách giải quyét những khó khăn không thể tránh khỏi trong cuộc sống là điều quan trọng đối với hạnh phúc tương lai của con bạn. Điều này không có nghĩa bạn hoàn toàn không cần để ý hỗ trợ bé, vai trò của bạn là dẫn dắt, hướng dẫn bé cách tìm ra giải pháp không phải là cung cấp cho bé giải pháp. Một đứa trẻ sở hữu tính độc lập và tự tin từ nhỏ lớn lên sẽ sống có chí hướng và tất nhiên hạnh phúc hơn hẳn. Một cách để trẻ mới biết đi phát triển những phẩm chất này là hằng ngày bạn nên để bé tự chơi một mình trong 10 đến 15 phút, vài lần trong ngày. Để trẻ được buồn và tức giận Khi bạn nhìn thấy con phụng phịu, bĩu môi tỏ vẻ không vui ở một bữa tiệc sinh nhật phản ứng tự nhiên của cha mẹ sẽ là kích thích, làm trò hoặc làm bất kỳ điều gì đó giúp bé trở nên vui vẻ hơn và tham gia cùng mọi người. Nhưng thực tế điều bạn nên làm trong tình huống này là cứ để bé khoong vui một lát.
Các bậc phụ huynh nên khuyến khích con nhận biết các cảm xúc và diễn đạt chúng bằng lời nói. Trẻ nhỏ nhận biết rất nhanh. Một khi chúng hiểu rõ và có thể diễn đạt ra thành lời nói mọi loại cảm xúc chúng sẽ có một năng lực hoàn toàn mới đó là có thể điều khiển cảm xúc của chính mình Một bà mẹ của hai người con chia sẻ "Thật đáng sợ đối với một đứa trẻ khi chúng giận dữ mà chẳng hiểu tại sao chúng lại như vậy". Khi con trai 14 tuổi đánh nhau bà mẹ nói "Tôi nói với bé rằng tôi biết bé đang buồn bực" Bằng cách đó mẹ đã giúp bé học cách xác định cảm xúc của mình, đặt tên cho cảm xúc đó. Dần dần bé sẽ học cách diễn đạt cảm xúc ra thành lời thay vì hành động quá khích hoặc đánh nhau. Dạy bé biết chia sẻ và quan tâm chăm sóc mọi người Hãy khiến trẻ cảm thấy mình cũng có đóng góp cho gia đình bằng việc để bé giúp đỡ bạn những việc vặt trong gia đình đơn giản như nhặt quần áo bẩn vào trong chậu. Hãy là hình mẫu tích cực của con Nghiên cứu chỉ ra rằng tính khí, tính cách của cha mẹ có thể được truyền cho con cái không nhất thiết qua Gen mà có thể thông qua hình vi của chính bạn đối với trẻ. Thông qua giao tiếp hằng ngày trẻ sẽ nhặt những đức tính từ bố mẹ cả tốt và xấu. Chúng cũng rất giỏi trong việc bắt chước phong thái cảm xúc của cha mẹ. Khi bạn mỉm cười, trẻ mỉm cười và bộ não lúc này trở thành tác nhân kích thích hành động cười. Hãy thể hiện sự tích cực cả trong phong thái và lời nói, bởi mỗi hành động và lời nói của bạn đều là một hình mẫu của trẻ. Nếu bạn chỉ có một nửa ly nước hãy cho con bạn nhìn nhận ra đó là một nửa đầy đủ thay vì một nửa trống rỗng. Ví dụ đơn giản: Nếu trời mưa quá to khiến bạn phải hủy chuyến đi chơi ngoài trời, hãy cho con bạn nhận ra đây là cơ hổi để nướng bánh tại nhà. Một bà mẹ tại New Jersey hay nói với các con của mình rằng "Hãy vui vẻ về những gì con có thay vì buồn bã về những gì con không có." Một bà mẹ khác ở California nhận thấy rằng khi cô bị căng thẳng thì hai đứa con của cô thay đổi ngay lập tức, chúng im lặng và thu mình lại. Trong một lần tâm trạng không được tốt khác, August con cô nói "Chúng ta chơi như lúc chúng ta vui vẻ đi mẹ" Lời nói của con trai khiến cô nhận ra rằng những đứa trẻ thật nhạy cảm với cảm xúc của cô. Từ đó trở đi, cô luôn cố gắng cho các con thấy thái độ tích cực dù gặp chuyện gì đi chăng nữa. Nói như thế không phải yêu cầu các bậc phụ huynh phải giấu đi những cảm xúc tiêu cực. Bạn có thể cho các con thấy bạn buồn vì bạn chẳng may đánh vỡ bình hoa yêu thích, rồi sau đó bạn thêm vào một điều tích cực đó là bạn có cơ hội mua một chiếc bình đẹp hơn, lớn hơn. Bằng cách này bạn đã dạy cho các con yêu hiểu nỗi buồn vốn là một phần của cuộc sống và cách tìm lối thoát ra khỏi những nỗi buồn mà vui sống.
Nguồn Biquyet |