Hội chứng Turner và những nguy hiểm tiềm ẩn với thai nhi
Làm cha mẹ, ai cũng đều mong muốn con cái được sinh ra phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Thế nhưng, có không ít những đứa trẻ lại mắc phải những dị tật không đáng có, chẳng hạn như hội chứng Turner.
Nguyên nhân chính gây ra hội chứng này là do việc mất một phần hay toàn bộ nhiễm sắc thể giới tính X trong bộ gien người. Hậu quả của tình trạng này là để lại những dị tật bẩm sinh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Trong khi một số loại dị tật bẩm sinh khác lại được điều trị và kiểm soát tốt thì với hội chứng này, những thử thách và khó khăn đặt ra sẽ ngày càng nhiều hơn khi trẻ lớn dần. Để hội chứng Turner không còn là mối đe dọa đến con trẻ, các bậc phụ huynh chúng ta cần được trang bị những thông tin về tình trạng này. Marry Baby đã tổng hợp và chia sẻ với bạn những thông tin hữu ích trong bài viết sau đây.
Sơ lược những thông tin cơ bản về hội chứng Turner
Trong cơ thể người chúng ta tồn tại tổng cộng 46 nhiễm sắc thể, trong đó, nhiễm sắc thể X và Y là loại quyết định giới tính của trẻ. Về lý thuyết thì bé trai sẽ nhận được 1 nhiễm sắc thể X từ mẹ và 1 nhiễm sắc thể Y từ bố; riêng bé gái sẽ nhận 2 nhiễm sắc thể giới tính X. Tuy nhiên, nếu trường hợp bé gái sinh ra chỉ mang một nhiễm sắc thể X, tình trạng này được gọi là hội chứng Turner (hay còn gọi là X-monosomy). Người mắc phải hội chứng này, khi sinh ra sẽ có vóc dáng thấp bé, điều này gây ảnh hưởng nhiều đến quá trình dậy thì và trưởng thành của trẻ. Hơn nữa, nó cũng có thể dẫn đến các biến chứng ở thận và các cơ quan khác như tim rất nguy hiểm. 2. Các loại hội chứng Turner
Người bình thường bộ nhiễm sắc thể được quy định là: Nam: 46,XY Thể một nhiễm: là trường hợp trẻ bị thiếu toàn bộ nhiễm sắc thể X và cũng là dạng phổ biến nhất của hội chứng Turner (45,X hoặc 45,X0) Đi tìm nguyên nhân dẫn đến hội chứng Turner Căn nguyên của hội chứng này là hậu quả của việc không phân li bất thường các nhiễm sắc thể giới tính trong quá trình phân bào giảm nhiễm hoặc trong khi phân bào nguyên nhiễm dẫn đến hình thành nên thể monosomy hoặc thể khảm. Lỗi này có thể xảy ra tại thời điểm hình thành tinh trùng ở người cha hoặc ngay khi có sự thụ tinh với tế bào trứng của mẹ. Xác xuất người con thứ hai sinh ra bị ảnh hưởng bởi hội chứng Turner lại không phụ thuộc vào tình trạng của đứa con đầu tiên. Các triệu chứng hay biểu hiện của hội chứng Turner 1. Trước khi sinh
Trong quá trình thăm khám, nếu nghi ngờ thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng Turner, bác sĩ có thể xác định tình trạng này theo hai cách như sau: Sàng lọc trước sinh không xâm lấn (NIPT) dựa trên phân tích DNA tự do (cell free DNA) trong máu mẹ. Thông qua quá trình này, người ta có thể xác định những bất thường có thể xảy ra trong quá trình phát triển của thai nhi bằng cách test (kiểm tra) mẫu máu của người mẹ. Ngực rộng so với chiều dài của lồng ngực, khoảng cách 2 núm vú tương đối xa nhau
Các triệu chứng của hội chứng Turner cũng có thể biểu lộ trong những giai đoạn sau đó. Những triệu chứng này thường bắt đầu xuất hiện trước tuổi thiếu niên và theo các bé trong suốt cuộc sống trưởng thành sau này. Chúng có thể xuất hiện đột ngột hoặc suy biến dần theo tuổi thọ của trẻ. Một số dấu hiệu này bao gồm: Tốc độ tăng trưởng cơ thể chậm hơn: Vóc dáng nhỏ là biểu hiện phổ biến nhất của người mắc hội chứng này do gien tăng trưởng đã bị mất. Chiều cao của đứa trẻ sẽ ở mức thấp hơn trong thang đo so với những người phụ nữ khác trong cùng gia đình. Biểu hiện này sẽ rõ rệt hơn khi trẻ càng lớn dần. Nếu được điều trị sớm bằng phương pháp thay thế hormone, trẻ vẫn có khả năng đạt được chiều cao trung bình.
Nguồn MarryBaby
|