Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Mẹ chớ coi thường mụn sữa ở trẻ sơ sinh quá 7 ngày!


 

Mụn sữa là biểu hiện thông thường ở da trẻ sơ sinh, không nguy hiểm, thậm chí có thể tự biến mất, nhưng nếu để lâu quá 7 ngày mẹ theo dõi thấy những đốm mụn của bé kèm dấu hiệu như sưng đỏ, mưng mủ, lan rộng trên mặt và trên cơ thể, lúc này rất có thể bé đã bị viêm da.


Nguy cơ viêm da từ mụn sữa ở trẻ sơ sinh

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh còn có tên gọi khác là "nang kê". Các đầu mụn li ti thường xuất hiện trên các vị trí như cằm, má, trán, tay chân của trẻ sơ sinh, khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu. Tỷ lệ trẻ sơ sinh xuất hiện mụn sữa khá cao, khoảng 20%.

Có nhiều ý kiến khác nhau về nguyên nhân xuất hiện mụn sữa, một số chuyên gia da liễu cho rằng, mụn sữa ở trẻ sơ sinh có thể do cơ thể bị nóng, da bị dính sữa, chất bẩn, ma sát với quần áo... Hoặc do hormone của người mẹ chuyển sang bé trong những tháng cuối thai kỳ chính là nguyên nhân gây nên mụn sữa. Nếu người mẹ dùng thuốc trong thời gian mang thai hoặc trẻ sơ sinh có vấn đề sức khỏe và phải dùng thuốc, dược tính của thuốc cũng có thể gây tác dụng phụ là mụn sữa. Mẹ ăn nhiều đồ nóng và hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn chỉnh cũng là một trong những yếu tố có thể kích thích mụn sữa ở trẻ sơ sinh phát triển nhiều hơn. Một nguyên nhân khác dẫn đến mụn sữa ở trẻ sơ sinh có thể là do trẻ bị phì đại tuyến bã. Các bé uống sữa bột cũng có thể bị mụn sữa do bé không hợp với sữa chứa nhiều đạm albumin.

Theo các chuyên gia Da liễu: "Dù nguyên nhân mụn sữa là gì, thì mẹ cũng chớ coi thường khi thấy mụn nổi lâu trên 7 ngày và có hiện tượng sưng đỏ, lan rộng. Vì lúc này có thể bé đã bị viêm da. Bên cạnh đó, khi da bé bị kích thích do tiếp xúc sữa mẹ, nước bọt hay chất tẩy rửa còn sót trên quần áo, nếu mẹ chú ý thì có thể dẫn đến mụn mưng mủ, dẫn đến nhiễm trùng".

 


Mẹ chớ coi thường khi mụn sữa mọc trên 7 ngày và sưng đỏ

 

Mẹ cần làm gì khi trẻ nổi mụn sữa?

Đối với việc điều trị mụn sữa thì chế độ ăn uống, vệ sinh thân thể và chăm sóc da mỗi ngày là rất quan trọng.

Tuy không đòi hỏi một lối chăm sóc đặc biệt nhưng tình trạng mụn sữa ở trẻ sơ sinh vẫn cần được theo dõi và xử lý đúng cách. Các mẹ hãy lưu ý những vấn đề sau:

○ Chú ý các thức ăn có thể gây dị ứng cho trẻ. Khi thấy con bị mụn sữa, mẹ nên duy trì việc cho con bú mẹ và không cho bú thêm sữa công thức. Mẹ nên tránh ăn những thức ăn dễ gây dị ứng để đảm bảo sữa mẹ không có tác nhân gây kích ứng cho bé. Với bé đã ăn dặm, cần hạn chế cho trẻ ăn những thức ăn dễ gây dị ứng như đậu phộng, hải sản, trứng...

- Giữ vệ sinh cho trẻ luôn khô thoáng. Khi chọn quần áo cho trẻ sơ sinh, nên chọn loại thấm hút được mồ hôi.

- Rửa sạch da bé bằng nước ấm, sữa tắm cho trẻ sơ sinh và lau khô (lưu ý: sữa tắm không tạo bọt là tốt nhất)


- Sử dụng các loại kem bôi giúp làm dịu mát da, giảm mẩn ngứa do mụn sữa. Hiện nay đã có nhiều loại kem bôi được bào chế từ thảo dược mang lại hiệu quả cao và tiện lợi khi sử dụng. Những sản phẩm này rất lành tính và an toàn cho trẻ sơ sinh. Chuyên gia Da liễu cho biết "Tiêu chí đầu tiên khi lựa chọn các sản phẩm dùng cho trẻ nhỏ đó là tính an toàn. Vì vậy, các bà mẹ nên lựa chọn sản phẩm với thành phần 100% thảo dược thiên nhiên như Kem Em Bé. Đây là kem bôi có chứa Nghệ Nano và tinh chất Cúc La Mã, sẽ giúp giảm các vết mẩn ngứa, khó chịu đồng thời không lo để lại sẹo, trả lại làn da mịn màng cho bé. Các bà mẹ cũng chỉ cần bôi 1 lớp mỏng Kem Em Bé ngày 2-3 lần".

Mẹ bôi Kem Em bé theo 2 bước đơn giản sau:

- Bước 1: Rửa sạch mặt cho bé bằng nước ấm, sạch, rồi thấm khô bằng khăn bông. Không cần sử dụng bất kì một loại nước lá nào (hoặc nếu có 2 loại lá kể trên thì càng tăng tác dụng). Khi rửa cần nhẹ nhàng, tránh để bé đau và xây xước da thêm.

- Bước 2: Lau khô bằng khăn mềm sạch, sau đó bôi Kem trị mụn sữa Kem EmBé. Theo kinh nghiệm, mụn sữa sẽ biến mất sau khoảng 2-3 ngày.

 


Thoa Kem Em bé đều đặn, mụn sữa sẽ biến mất sau khoang 2-3 ngày

 

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần tránh cọ xát mạnh mỗi khi tắm trẻ, đồng thời không dùng xà bông có tính kích thích mạnh. Không để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp lên da bé. Không sử dụng xà phòng hoặc sữa tắm vì chúng có chất tẩy rửa, tạo bọt nên có thể khiến da bé bị kích ứng, mẩn ngứa, viêm nhiễm...Không bóp, chà hay cố gắng nặn mụn sẽ khiến làn da của trẻ sơ sinh tổn thương nặng nề hơn. Đặc biệt, mẹ không được dùng phấn rôm lên vùng da bị mụn của trẻ.

Là sản phẩm được đặc chế dành riêng cho các vấn đề về da ở trẻ nhỏ, kể cả trẻ sơ sinh, Kem Em Bé cam kết đem lại cho bé một làn da khỏe mạnh, sản phẩm sử dụng hiệu quả và an toàn với thành phần 100% từ thiên nhiên.

Để được tư vấn thêm về phương pháp hỗ trợ trị mụn sữa ở trẻ sơ sinh, liên hệ tổng đài 1800.8179 (miễn cước) hoặc truy cập website: kemembe.com

Chịu trách nhiệm về sản phẩm, Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI, Lô đất CN1-08B-3 Khu công nghiệp công nghệ cao 1 - Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Km 29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội

 

Nguồn Afamily