Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Bí kíp đẻ thường từ A-Z mà các mẹ cần biết


 

Cơn đau khi sinh thường luôn được xem là cơn ác mộng đối với mẹ bầu. Tuy nhiên với bí kíp đẻ thường từ A-Z dưới đây, thì các bà mẹ sẽ được trang bị những kiến thức cần thiết, giúp cho hành trình vượt cạn không còn đáng sợ như trước nữa.


Chuẩn bị trước "giờ G"

"Hành trang" đẻ thường của mẹ là gì?

Thông thường, trước ngày dự sinh khoảng 2 tuần, mẹ đã nên chuẩn bị cho mình các đồ dùng cần thiết để có thể sẵn sàng nhập viện bất cứ lúc nào. Các loại giấy tờ cần thiết như: chứng minh nhân dân, thẻ bảo hiểm, hồ sơ sinh (nếu có), các kết quả khám thai định kỳ...Ngoài ra, mẹ nên lưu những số điện thoại cần thiết như của người thân, số taxi, số bệnh viện ở chế độ gọi nhanh. Một số đồ dùng cần thiết như: đồ dùng cá nhân, quần áo cho mẹ và bé, khăn cho bé, bình sữa, sữa....Tuy nhiên hiện nay cũng có những gói thai sản trọn gói giúp mẹ không phải quá lo nghĩ về vấn đề này vì đã có bệnh viện lo hết.

 


Đăng ký thai sản trọn gói tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc - mẹ "tay không" đi sinh

 

Chuẩn bị tâm lý

Dù đẻ thường hay đẻ mổ thi tâm lý thật thoải mái, sẵn sàng thì việc "vượt cạn" càng suôn sẻ hơn. Hãy để thời gian rảnh làm những điều khiến bản thân có hứng thú như: xem phim, đọc sách, nghe nhạc, nấu ăn...Tập yoga cũng là một gợi ý được nhiều mẹ lựa chọn để tinh thần thư thái hơn nhưng mẹ nhớ phải tập dưới sự hướng dẫn của người có chuyên môn nhé.

Vào vạch xuất phát nào...

Nhận biết dấu hiệu sắp sinh - bất cứ mẹ bầu nào cũng cần phải biết được điều này để kịp thời xử trí. Một số dấu hiệu cho biết thiên thần nhỏ của gia đình bạn sắp chào đời như:

• Bụng sa xuống: Điều này cho thấy tế bào thai đang dịch chuyển xuống phía dưới khung xương chậu, đặc biệt rõ ở những mẹ mới sinh lần đầu.

• Ra dịch nhầy âm đạo có màu và kết dính nhau hơn

• Co thắt tử cung ngày càng mạnh, liên tục và theo từng cơn

• Cổ tử cung bắt đầu mở rộng: Mẹ có thể cảm nhận thấy cổ tử cung đang dần mở rộng và đây cũng chính là cơ sở để bác sĩ kiểm tra xem mẹ đã sắp sinh chưa.

 


Khi có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ nên đến ngay bệnh viện

 

Nếu như có những dấu hiệu trên thì mẹ nên sớm đến bệnh viện để được kiểm tra sớm. Thời gian chuyển dạ của mỗi mẹ khác nhau nên thời gian cho ca sinh thường cũng không giống nhau, tùy thuộc vào cơ địa và lần sinh thứ mấy nên các mẹ không được chủ quan nhé.

Bắt đầu "vượt cạn" thôi!!!

Khi vào phòng sinh, các mẹ sẽ khó tránh khỏi cảm giác lo lắng, hồi hộp, đặc biệt là những mẹ mới sinh lần đầu. Lúc này các mẹ hãy nhớ làm theo hướng dẫn của bác sĩ hay điều dưỡng, phối hợp thật tốt để quá trình sinh thường thuận lợi.

Việc gì cũng có thể học, kể cả..."rặn đẻ". Nếu mẹ biết cách thở và rặn đẻ đúng sẽ rút ngắn thời gian sinh và an toàn hơn đấy.

• Cách thở khi rặn đẻ thường dễ dàng

Mẹ hãy nhớ "công thức": thở nông khi có cơn co, thở sâu và nhẹ khi giữ các cơn co tử cung

Khi bắt đầu cảm nhận được những cơn co thì nên tập trung thở nhanh dần đều. Hít thở bằng mũi và thở ra bằng miệng. Cơn đau càng tăng thì thở càng nhanh hơn và nông hơn, tần suất nhịp thở vì thế cũng tăng lên.

Khi thở ra làm sao tạo được tiếng rít gần như tiếng huýt sáo nhỏ. Khi cảm nhận bớt đau thì thở chậm lại và thở sâu hơn, tần suất nhịp thở giảm dần.

Giữa các cơn co tử cung, mẹ bầu nên thở sâu và nhẹ nhàng như bình thường để lấy lại năng lượng khi đã thở nhanh và tích trữ năng lượng cho lần thở ở cơn đau kế tiếp.

 


Thở đúng giúp giảm cơn đau chuyển dạ và quá trình sinh thuận lợi hơn

 

• Cách rặn đẻ an toàn:

Khi bụng gò cứng dần và xuất hiện cơn đau, mẹ nên hít một hơi thật sâu rồi nín thở, miệng ngậm chặt, hai tay nắm chặt vào hai thành của bàn sinh, dồn hơi rặn mạnh để đẩy hơi xuống vùng bụng dưới giúp đẩy thai nhi ra ngoài.

Khi cảm thấy sắp hết hơi nhưng vẫn còn đau có thể hít vào một hơi khác và rặn tiếp tục cho đến khi không cảm thấy đau bụng nữa.

Chú ý trong khi rặn, mẹ phải giữ lưng áp sát vào bề mặt bàn sinh và phần mông cong lên phía trước. Đặc biệt, khi rặn thì miệng không được phát ra âm thanh nào. Giữ các cơn co có thể hít sâu để dưỡng sức cho đợt rặn tiếp.

Thời gian sinh của mỗi mẹ khác nhau nên các mẹ hãy bình tĩnh, làm theo hướng dẫn của ekip đỡ đẻ. Giây phút nghe tiếng con oe...oe...chào đời sẽ là động lực để các mẹ vượt qua tất cả.

 


"Ngôi sao" của cả phòng sinh chào đời

 

Góc chia sẻ kinh nghiệm đẻ thường của các mẹ

"Nắm chắc lý thuyết" nhưng mẹ cũng nên tham khảo những kinh nghiệm thực tế từ những người đi trước nhé. Chị Hoàng Lan (28 tuổi, Hà Nội) chia sẻ "Lần đầu sinh con nên mình cũng lo nhiều lắm nhưng may mắn là mình đã chọn đúng bệnh viện để sinh. Mình nghĩ chọn bệnh viên sinh là điều rất quan trọng các mẹ ạ. Đăng ký thai sản trọn gói của bệnh viện ĐKQT Thu Cúc từ tuần 27 nên mình chẳng cần lo nghĩ gì nữa. Lịch khám thai đã được lên hết, còn có tổng đài nhắc. Thấy dấu hiệu sinh cái là hai vợ chồng vào viện ngay, cũng không mang theo gì ngoài mấy giấy tờ cần thiết. Bác sĩ, điều dưỡng, các bạn nhân viên thì nhẹ nhàng, nhiệt tình lắm. Bé Heo chào đời sau 2 tiếng nhập viện, trộm vía con nặng 3kg5, ai cũng khen mẹ giỏi vì con dự sinh cũng khá nặng nhưng là nhờ ekip cứ động viên rồi hướng dẫn mẹ đấy. Nói chung là ưng cái bụng lắm"

 

Nguồn Trithuctre