Bé bị sổ mũi thì nên ăn uống và kiêng những thực phẩm gì?
Khi nuôi con nhỏ, các bậc cha mẹ rất hay gặp phải tình trạng bé bị sổ mũi. Khi đó, ngoài việc điều trị dứt điểm cho trẻ thì phụ huynh cũng cần phải quan tâm tới chế độ ăn uống của bé, giúp con nhanh phục hồi.
Sổ mũi là hiện tượng khi lớp niêm mạc mũi bị kích thích bởi một tác nhân nào đó làm cho tuyến chế tiết trong lớp biểu mô tăng sản xuất, tiết dịch nhiều hơn bình thường. Khi trẻ bị sổ mũi, bố mẹ cũng nên biết được đồ ăn, thức uống nào tốt cho bé và thực phẩm nào nên kiêng.
1. Những đồ uống tốt cho trẻ bị sổ mũi
Trà gừng Đây là thức uống có tác dụng rất hiệu quả, giúp cơ thể ấm và giảm triệu chứng sổ mũi. Có thể pha trà như bình thường, cho thêm vài lát gừng hoặc giã nhuyễn gừng pha cùng trà hay sử dụng trà gừng túi lọc cũng được. Cha mẹ cho trẻ uống liên tục trong 3 ngày để làm giảm nhẹ tình trạng sổ mũi và cảm lạnh. Để làm tăng tác dụng và dễ uống hơn, nên cho thêm một chút đường nâu vào trà để cho trẻ uống. Tuy nhiên, vì gừng có tính nóng nên nếu trẻ bị sốt thì không nên để bé uống. Ngoài ra chỉ cho trẻ sử dụng một lượng vừa đủ và không được quá lạm dụng. Nếu thấy con bị sổ mũi, phụ huynh nên cho bé uống nước chanh tươi ấm và thêm ít đường (hoặc mật ong). Lưu ý là chỉ cho trẻ uống khi đã ăn no và mỗi lần uống 50ml là đủ để giảm nhẹ tình trạng sổ mũi của bé. Trà cam thảo Cam thảo có chứa thành phần kháng khuẩn, làm dịu cổ họng. Trà cam thảo có vị ngọt, nên mẹ yên tâm khi cho trẻ uống, kể cả trẻ sơ sinh. Loại trà này sẽ giúp cơ thể trẻ ấm hơn và dịu họng hơn.
Uống sữa ấm sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể của bé, tránh cho mũi trẻ bị lạnh. Ngoài ra, trong sữa có nhiều dưỡng chất giúp bổ sung dinh dưỡng, cơ thể sẽ dễ dàng hấp thụ và tiêu hóa hơn.
Củ cải - Nước củ cải luộc Củ cải trắng, cắt chừng 4-5 lát cho vào một nồi nhỏ, châm bát nước, đun sôi, sau đó để lửa liu riu thêm 5-10 phút. Cho bé uống nước này khi còn nóng điều trị ho, khô mũi, đau hong, ho khan, có đờm. - Canh củ cải nấu gừng Đây là một món ăn khá hữu hiệu để giúp trị sổ mũi và giải cảm cho trẻ. Nguyên liệu cho món ăn này vô cùng đơn giản như sau: 25g gừng thái sợi, 50g củ cải thái lát mỏng và 500 ml nước. Nấu tất cả nguyên liệu trong 15 phút rồi cho thêm chút đường nâu cho vừa ăn, khuấy đều và đợi củ cải chín là được. Có thể cho trẻ ăn khoảng 200ml/lần, mỗi ngày từ 1-2 lần sẽ giúp bé nhanh hồi phục. Khi nào khỏi bệnh thì dừng ăn. Cháo - Cháo gà (hoặc canh gà) Căn cứ theo nghiên cứu của các nhà dinh dưỡng và y học thì trong cháo gà và canh gà có các axit amin thiết yếu để giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch. Vì vậy, nếu bé bị sổ mũi, cha mẹ có thể cho trẻ ăn món ăn đầy dinh dưỡng này vì nó có tác dụng phòng chống cảm hiệu quả. Cháo gà vừa dễ chế biến lại có công dụng thần kỳ. Một bát cháo gà có thể giúp trẻ hạ sốt sau giấc ngủ tức thì, đồng thời trong thịt gà tươi còn có thành phần giúp hạn chế sự sản sinh các dịch nhầy không có lợi rất tốt cho trẻ đang bị ho hoặc viêm họng.
- Cháo tía tô Theo Đông Y, lá tía tô có tính ấm, giúp cơ thể toát được mồ hôi, chữa được cảm cúm, điều trị được ho đờm, ho khan, long đờm và hen suyễn. Vì thế nếu cho trẻ ăn lá tía tô kết hợp cùng thịt bò nấu cháo sẽ giải cảm, phục hồi sức khỏe cho bé một cách nhanh chóng. Lá hẹ hấp Đây là một phương pháp dân gian để trị sổ mũi. Cha mẹ có thể dùng 4 - 5 lá hẹ cắt khúc cho vào chén, thêm chút đường phèn rồi hấp cách thủy trong vòng 15 phút. Cho bé uống ngày hai lần có thể giảm bớt tình trạng sổ mũi. Trứng hấp Trứng rất giàu chất kẽm chất kẽm giúp nâng cao hệ miễn dịch có thể chống lại các triệu chứng cảm lạnh. Sử dụng 3 quả trứng vịt, 10g lá hẹ, 20g đường phèn. Lá hẹ rửa sạch thái nhỏ cho vào bát to cùng với đường phèn, đập trứng vào quấy đều, đem hấp cách thủy cho chín. Ăn ngày 1 lần lúc đói vào buổi sáng ăn liên tục từ 3 - 5 ngày. Cam hấp muối Rửa sạch một quả cam, khoét một lỗ nhỏ chính giữa, bỏ vào đó một chút muối sau đó cho vào lò nướng hoặc hấp cách thủy khoảng 15 phút rồi mang ra ăn nóng. Hành tây Hành tây xào thịt bò hoặc cháo hành tây sẽ giúp kháng viêm, giảm ho nhanh. Tỏi Lấy 2-3 tép tỏi, đập dập, cho vào bát, thêm một nửa bát nước, 1 viên đường phèn, hấp cách thuỷ 15 phút. Không cần cho bé ăn tỏi, chỉ cần uống nước tỏi hấp này khi còn ấm, ngày 2-3 lần, vửa tốt cho dạ dày, phổi, vừa trị được ho, cảm lạnh. Đu đủ chín Một quả đu đủ gọt bỏ vỏ (lưu ý là đu đủ chín cây), cho 100ml mật ong vào, sau đó đun lên để ăn. Bài thuốc này dùng để chữa ho không có đờm. Húng chanh và quất Chọn khoảng 15 - 16 lá húng chanh và từ 4 - 5 quả quất xanh, rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó tất cả cho vào bát, thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 1 - 2 lần/ngày đến khi hết ho. Cây xương sông Lá xương sông nên sử dụng búp lá non, không chỉ có tác dụng chữa ho mà còn chữa khản tiếng do viêm thanh quản. Lá xương sông có thể kết hợp cùng lá hẹ: rửa sạch, thái nhỏ, trộn đều với đường. Hấp cách thủy, rồi để nguội cho trẻ uống trong ngày. Củ nghệ tươi Củ nghệ tươi (người ta thường gọi củ nghệ cái), đem giã nhỏ, thêm nước lọc vào, 5g đường phèn đưa vào chưng cách thủy 10 phút cho bé uống, mỗi lần uống ½ thìa cà phê tùy vào độ tuổi của bé. Cứ như thế ngày uống 3 lần cho đến khi khỏi bệnh.
Một số loại hoa quả tươi
Khi trẻ nhỏ bị sổ mũi, phụ huynh nên cho con ăn những loại quả sau đây: - Lê: Lê là loại quả có tác dụng thanh nhiệt, trị ho và đặc biệt có tác dụng đối với bệnh sổ mũi do nhiệt, kèm phát sốt, họng khô ho có đờm. Vì thế lê luôn được dùng để điều trị các bệnh về hô hấp. Có thể hấp lê cùng đường phèn cho trẻ em khi bị sổ mũi ăn. - Bưởi: Trong bưởi có chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng như: Carotene, Vitamin C, Vitamin B1, Niacin. Ngoài ra, theo Đông y thì đây là một loại quả có công dụng hóa đàm, trị ho hiệu quả. Nên cho trẻ ăn bưởi nhưng không ăn quá nhiều, chỉ ăn từ 2-3 múi/ngày là tối đa. - Táo: Đông Y cho rằng táo có những tác dụng là: sinh tân giải độc, ích khí hòa vị, giải rượu bình can. Vì vậy, ăn táo sẽ có tác dụng phòng bệnh, tăng cường sức khỏe, chống lại bệnh tật. - Kiwi: Vì trong kiwi có hàm lượng cao vitamin C, nhất là quả kiwi vàng nên sẽ giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Vì tính của loại quả này không lạnh nên đối với bệnh sổ mũi thuộc thể hàn thì cho trẻ ăn sẽ rất tốt.
3. Các đồ ăn nên kiêng khi bé bị sổ mũi
Thức ăn ngọt hoặc quá mặn Những thức ăn quá mặn hoặc ngọt sẽ gây nóng cho phổi, lượng đờm tăng và bệnh sổ mũi sẽ lâu hết. Các món chiên Lượng đờm và nước mũi cũng sẽ tăng khi ăn các món chiên. Dạ dày sẽ hoạt động nhiều hơn, hệ tiêu hóa kém đi, bệnh cũng sẽ lâu khỏi hơn. Các món hải sản Có khả năng mùi tanh của hải sản sẽ kích thích hệ hô hấp và gây nên sổ mũi, ho. Ngoài ra hải sản dễ gây tình trạng dị ứng nên khi bé bị sổ mũi, cha mẹ không nên cho trẻ ăn.
|