Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Hễ con khẽ e e khóc mẹ đã ngay lập tức tỉnh giấc còn các ông bố vẫn ngáy o o, tất cả đều có lý do cả đấy



Dù có đang ngủ say, hầu như mẹ bỉm sữa nào cũng lập tức tỉnh giấc nếu nghe thấy tiếng con khóc. Trong khi đó, chỉ có tiếng còi ô tô mới đánh thức được các ông bố.

 

Bạn có bao giờ ngầm nghi ngờ chồng giả vờ ngủ để không phải phụ bạn chăm con buổi đêm không? Nhất là những lúc con cất tiếng khóc, phá vỡ sự yên tĩnh của màn đêm?

Một nghiên cứu mới đây tiết lộ rằng, các ông chồng có thể thực sự ngủ rất say và không hề nghe thấy tiếng trẻ sơ sinh khóc. Các nhà khoa học của MindLab (một tổ chức nghiên cứu của Anh) đã tiến hành một nghiên cứu thú vị để tìm hiểu xem thứ gì có thể xen ngang giấc ngủ đêm của các ông bố và bà mẹ.

 

 

Kết quả, các bà mẹ có nhiều khả năng tỉnh giấc nhất khi nghe tiếng con khóc. Còn các ông bố chỉ bật dậy nếu âm thanh đó là tiếng còi báo động của ô tô. Theo các nhà khoa học, có sự khác biệt về mức độ nhạy cảm của nam và nữ đối với âm thanh trong khi ngủ có thể bắt nguồn từ nguyên nhân chính: họ được lập trình khác nhau. Phụ nữ phản ứng rất nhanh với bất cứ thứ gì tiềm ẩn nguy cơ đối với con cái mình. Trong khi đó, nam giới trở nên tỉnh táo khi họ bắt được âm thanh có thể gây nguy hại cho cả gia đình.

Những loại âm thanh khác có thể làm chị em bừng tỉnh giấc bao gồm: tiếng nước chảy nhỏ giọt tí tách, tiếng ồn ào từ ngoài dội vào, tiếng ngáy, tiếng ruồi bay vo ve, tiếng khoan đục, tiếng còi tầm, còi báo động ô tô, gió rít và tiếng ồn từ ống dẫn nước.


Với phe mày râu, danh sách trên trên bao gồm: gió rít, ruồi bay vo ve, tiếng ngáy, tiếng ồn từ ống dẫn nước, tiếng dế mèn, tiếng còi cấp cứu, tiếng đồng hồ tích tắc, tiếng máy khoan, tiếng vòi nước chảy nhỏ giọt.

Nói riêng về tiếng trẻ khóc, theo một nghiên cứu của giáo sư vật lý Brian Cox, đây là một trong 10 âm thanh gây khó chịu nhất đối với con người, đặc biệt là nam giới.


Mẹ nào đẻ xong cũng thề sống thề chết không bao giờ đẻ nữa, thế nhưng chưa đầy năm đã lại mang bầu: Khoa học đã tìm ra lý do

Lý giải về hiện tượng tại sao tiếng trẻ em khóc lại có thể gây khó chịu lớn như vậy, nhóm của Katie Young - Đại học Oxford - quyết định nghiên cứu cách bộ não xử lý tiếng khóc trẻ em. Theo đó, não bộ của những người tham gia nghiên cứu gần như phản ứng ngay lập tức với tiếng khóc của trẻ. Nguyên nhân được cho là não bộ coi tiếng trẻ khóc như dấu hiệu quan trọng cần phải xử lý ngay lập tức. Nó cho thấy trẻ cần được giúp đỡ hoặc bảo vệ. Trải qua một quá trình tiến hóa, đôi tai của chúng ta dần thích nghi với tiếng khóc của trẻ nên có phản ứng rất kịp thời khi trẻ khóc.


Christine Parsons, đồng nghiệp của Young, giải thích: "Khi nghe tiếng khóc của một em bé, ngay lập tức, bạn chuyển sang trạng thái cảnh giác hơn. Chắc chắn bạn không hề muốn nghe âm thanh đó. Tiếng trẻ khóc là thứ âm thanh khó chịu, lại không dễ gì lờ đi".

Giờ thì các mẹ bỉm sữa hẳn có chút áy náy nếu lỡ có lần quát vào mặt các đức ông chồng về tội vô tâm: Con khóc lớn thế mà chẳng nghe thấy gì!!!


Nguồn Afamily