Cuống rốn ở trẻ sơ sinh: Những điều cơ bản cần biết
Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh là vấn đề mà bất kỳ bố mẹ nào cũng phải đối mặt. Chỉ vì một số trường hợp hiểu sai, làm chưa đúng mà hệ quả gây ra cho trẻ vô cùng nghiêm trọng.
Cuống rốn là nơi dễ bị nhiễm trùng nhất
Trong khoảng 10-15 ngày sau sinh, cuống rốn của trẻ sơ sinh sẽ trải qua những giai đoạn chuyển biến và sau cùng là khô và rụng. Tuy nhiên trước đó, để quá trình có thể diễn ra tự nhiên, bố mẹ cần có cách chăm sóc đúng đắn.
Trước tiên, rốn trẻ sơ sinh chính là một vết thương hở. Sau khi sinh, trẻ sẽ được cắt và kẹp dây rốn lại, chấm dứt sự liên kết dinh dưỡng, oxy giữa mẹ và con. Cuống rốn trong những ngày đầu nhìn tươi, trắng trong, và ẩm ướt. Trong khoảng 10 ngày đầu đời, cuống rốn ngày càng héo đi, khô hơn, sậm màu hơn.
Trong tuần tuổi thứ 2 hoặc thứ 3, cuống rốn bắt đầu tách ra khỏi rốn và từ từ rụng đi. Lúc này, rốn sẽ xuất hiện một ít dịch nhầy vàng, hoặc ít máu rỉ ra từ cuống rốn. Khoảng sau 3 tuần tuổi, gốc rốn hoàn toàn lành hẳn, và ở nhiều trẻ có thể lên mài nâu đen. Trễ nhất ở tình trạng bình thường thì có thể kéo dài đến 1 tháng tuổi, sau thời gian này thì rốn trẻ hoàn toàn lành hẳn và không cần áp dụng bất kỳ biện pháp chăm sóc đặc biệt nào cho rốn nữa.
Tuy nhiên, trong 1 tháng đầu trước khi rụng và lành hẳn, cuống rốn là một nơi dễ bị nhiễm trùng nhất của vùng da cơ thể, vì vậy, việc chăm sóc đúng đắn cuống rốn trong giai đoạn này là vô cùng quan trọng. Sai lầm điển hình nhất của các bậc bố mẹ chính là: luôn cho rằng băng rốn thật kín và kĩ sẽ tốt cho rốn của con. Nhưng sự thật thì ngược lại.
Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh một cách khoa học
Hiện nay khuyến cáo chung cho các bố mẹ có con nhỏ chính là cần phải giữ dây rốn khô, sạch, và thoáng. Bố mẹ lưu ý không cần tắm sạch vùng cuống rốn mỗi ngày, mà chỉ cần vệ sinh riêng rốn của con khi thấy có dịch nhầy hoặc thấy cuống rốn bị dơ. Phương pháp vệ sinh đơn giản và đúng cách: bố mẹ chỉ cần sử dụng gạc mềm thấm nước và ít xà phòng tắm dành cho trẻ sơ sinh, chà nhẹ nhàng lên khu vực cần phải vệ sinh. Việc sử dụng cồn hoặc dung dịch sát trùng để vệ sinh cuống rốn thật ra không còn được khuyến khích bởi lẽ nó không mang lại hiệu quả thực sự.
Khi mang tã cho bé, các bạn không nên quấn tã chèn lên vùng cuống rốn, mà nên tránh vùng này ra để rốn được thoáng khí và giữ sạch sẽ. Lý tưởng và tiện lợi nhất, bố mẹ có thể chọn những loại tã được thiết kế trống vùng rốn với rãnh rốn Oheso, giúp vừa giảm cọ xát cuống rốn đang khô lành, vừa giúp giảm tránh việc dây bẩn cuống rốn với chất thải của bé.
Thiết kế rãnh rốn Oheso giúp giữ cho rốn được sạch sẽ, tránh các chất tiêu bẩn của bé khi mặc tã
Trong giai đoạn trẻ còn cuống rốn, nếu vùng da quanh rốn bỗng trở nên tấy đỏ, hoặc gốc rốn có dấu hiệu chảy máu bất thường, có mủ vàng nhiều thì bố mẹ cần chú ý và đưa trẻ đến Bác sĩ vì khi đó trẻ có khả năng đã bị nhiễm trùng rốn. Điều trị nhiễm trùng rốn kịp thời sẽ tránh những nguy hiểm về sau cho bé. Bác sĩ Trần Thị Huyên Thảo
Nguồn eva
|