Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Thai ngoài tử cung là gì, có giữ được không và cách xử lý an toàn nhất



Có thai ngoài tử cung là điều không ai mong muốn cả. Việc mang thai nằm ngoài tử cung buộc mẹ phải bỏ thai đi tránh những biến chứng, hậu quả nghiêm trọng khi khối thai vỡ ra.

 

Khi thử que thử thai, mẹ bầu khó phát hiện được mình có thai ngoài tử cung hay không. Bà bầu sẽ biết chính xác thai nằm trong tử cung hay nằm ngoài tử cung khi đi siêu âm. Thường cứ 50 bà bầu thì sẽ có 1 người mang thai ngoài tử cung. Tỉ lệ bà bầu mang thai kiểu này rất ít gặp, do đó khi mang thai mẹ bầu nên thường xuyên đi khám thai để phát hiện xử lý kịp thời.

 

Thai ngoài tử cung là gì?

 

Có thai ngoài tử cung là trường hợp thai nhi không làm tổ, nằm trong buồng tử cung mà lại làm tổ, bám vào các vị trí bên ngoài tử cung như: Buồng trứng, vòi tử cung, cổ tử cung, ổ bụng, ổ phúc mạc...

 

Mang thai ngoài tử cung ở vòi tử cung thường chiếm tới 95% và trường hợp phố biến nhất.

 

Khi có thai ngoài tử cung, thai không được buồng trứng bảo vệ, che chắn dưới tác động của các hoạt động của cơ thể dễ dẫn tới tình trạng túi thai vỡ, gây ra hiện tượng chảy máu ồ ạt ở ổ bụng khiến mẹ bầu đau bụng dữ dội, chảy máu âm đạo.

 


Có Thai trong tử cung và mang thai nằm ngoài tử cung (Ảnh minh họa)

 

Làm sao để biết có thai ngoài tử cung?

 

Muốn biết có thai ngoài tử cung hay không, các mẹ áp dụng các cách sau đây:

 

- Dùng que thử thai để kiểm tra: Có thai ngoài tử cung que thử mấy vạch? Que thử thai báo 2 vạch đậm hoặc 2 vạch mờ. Kết quả này báo bạn đã có thai và que thử thai báo 2 vạch mờ thì bạn có thai ngoài tử cung.

 

- Siêu âm, xét nghiệm nước tiểu: Mang Thai ngoài tử cung siêu âm có thấy không? Khi siêu âm bạn sẽ thấy được vị trí thai nhi nằm ở đâu. Nếu thai không nằm ở tử cung mà nằm ngoài tử cung thì bạn đã có thai nằm ở ngoài tử cung và phải có phương pháp, cách xử lý thai ngoài tử cung sớm, an toàn nhất.

 

- Các dấu hiệu như đau bụng dữ dội, chậm kinh, chảy máu: Những dấu hiệu này báo hiệu việc bạn đang mang thai ngoài tử cung và khi có các dấu hiệu này thai ngoài tử cung vỡ, bạn nên tới bệnh viện ngay.

 

Thai ngoài tử cung có đẩy vào được không? Thai đã nằm ngoài tử cung thì không thể đẩy vào được, bạn chỉ có cách chờ nó tự tiêu hoặc can thiệp bằng thuốc tiêu thai, phẫu thuật để lấy khối thai ra.

 

Thai ngoài tử cung có sinh được không? Thai nằm ngoài tử cung thì không thể sinh được, nó sẽ tự vỡ khi đến thời điểm thai to lên. Các trường hợp có thai nằm ngoài tử cung đều phải bỏ thai hoặc thai tự tiêu trong khoảng 3 tháng đầu.

 

Nguyên nhân có thai ngoài tử cung

 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng có thai ngoài tử cung ở mẹ bầu. Và chủ yếu đến từ thói quen sinh hoạt và bệnh lý như sau:

 

Do bệnh lý:

- Bị viêm nhiễm vòi trùng, vùng chậu

- Dị tật ống dẫn trứng, ống dẫn trứng hẹp

- Bị bệnh u nang buồng trứng, các bệnh lây qua đường tình dục như lậu, chlamydia...

 

 

Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp nhiều là nguyên nhân dẫn đến có thai ngoài tử cung (Ảnh minh họa)

 

- Đặt vòng tránh thai, nạo phá thai, sử dụng thuốc tránh thai.

- Từng mang thai ngoài tử cung, sử dụng các loại thuốc điều trị vô sinh.

- Phẫu thuật triệt sản nhưng thất bại.

- Từng phẫu thuật vùng chậu, sẹo lạc nội mạc tử cung

- Người thân từng dùng diethylstilbestrol trong khi mang thai sản phụ.

 

Do thói quen sinh, tuổi tác hoạt:

 

- Hút thuốc lá

- Sử dụng chất kích thích như rượu bia.

- Phụ nữ trên 35 tuổi

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung

Khi thụ thai thành công, thai bắt đầu làm tổ và hình thành trong buồng tử cung. Lúc này cơ thể sẽ có những dấu hiệu mang thai bình thường, nhưng nếu bạn có thai ngoài tử cung sẽ có những dấu hiệu cơ bản sau đây. Và khi có những dấu hiệu này mẹ nên đi siêu âm để được điều trị sớm.

- Chậm kinh: Trễ kinh là dấu hiệu nhận biết có thai cơ bản nhất, nhưng nếu thấy chảy máu, máu ra ít, màu thẫm, không đông lại thì rất có thể bạn đang có thai ngoài tử cung.

- Đau bụng: Thai nằm ngoài tử cung, ở vòi tử cung vì thế sẽ gây ra hiện tượng đau bụng dữ dội một bên và chảy máu âm đạo cùng lúc, bụng luôn khó chịu. Có thai ngoài tử cung bao lâu thì đau bụng? Việc này rất khó xác định vì tùy thuộc vào cơ địa của từng bà bầu, có người đau bụng ở tuần thứ 6 hoặc tới tuần 12 mới đau bụng.

 

 

Có thai ngoài tử cung sẽ gây đau bụng (Ảnh minh họa)

 

- HCG giảm dần: Nồng độ HCG trong máu cứ giảm dần là dấu hiệu có thai ngoài tử cung. Nếu có thai bình thường, HCG sẽ phải tăng theo tuổi thai, nhưng nó đứng yên hoặc giảm thì thai nhi không nằm trong buồng tử cung.

 

- Ra máu "vùng kín": Khi mang thai, bà bầu có hiện tượng ra máu, ra máu nhiều là sự báo động nguy hiểm đang nhi đang gặp vấn đề và có thể gây ra tình trạng sảy thai, động thai và có thai ngoài tử cung do thai vỡ ra.

 

- Khi có thai ngoài tử cung que thử được không? Bạn vẫn có thể thử que và que thử cho kết quả 2 vạch như bình thường. Nhưng nếu thấy que thử 2 vạch mờ, không đậm lắm thì có thể đây là dấu hiệu báo bạn đang có thai ngoài tử cung.

 

Ngoài ra bà bầu sẽ có các triệu chứng như: Buồn nôn, ói mửa, đau vai cổ gáy, đau thực tràng, đau một bên cơ thể, ngất xỉu...

 

Có thai ngoài tử cung có giữ được không?

 

Có thai ngoài tử cung là điều không bà bầu nào mong muốn, nhưng khi thai nằm ngoài tử cung buộc mẹ phải bỏ thai đi và không thể giữ thai lại được. Khi thai nhi lớn lên, khối thai sẽ vỡ. Việc thai vỡ cực kỳ nguy hiểm sẽ khiến mẹ mất khả năng sinh sản lần tiếp theo, nguy hiểm hơn sẽ ảnh hưởng đến tính mạng mẹ.

 

Tại sao có thai ngoài tử cung không giữ được là do:

 

- Thai nằm ở ngoài tử cung như vòi trứng, buồng trứng, ổ bụng... Đến 1 thời điểm nhất định, thai nhi lớn sẽ tự vỡ.

 

 

Siêu âm thai để phát hiện thai có nằm ngoài tử cung hay không (Ảnh minh họa)

 

- Các triệu chứng của thai ngoài tử cung như: Đau bụng dữ dội, khó chịu... sẽ khiến mẹ bầu đối mặt những cơn đau quặn thắt, ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng.

 

- Khi thai tự vỡ sẽ dẫn đến hiện tượng xuất huyết ồ ạt, đe dọa tính mạng mẹ bầu.


Có thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ?

 

Mang thai ngoài tử cung bao lâu thì vỡ thì chưa thể xác định thời gian cụ thể được. Nó còn tùy thuộc vào cơ địa từng bà bầu và thời gian, kích thước, vị trí làm tổ của thai nhi nữa.

 

- Nơi làm tổ của thai: Nếu thai làm tổ ở vòi trứng sẽ có thời gian nhanh vỡ hơn vì vòi trứng hẹp, chịu tác động của các cơ quan khác vào nó sẽ dễ vỡ hơn ở buồng trứng, ổ bụng.

 

- Kích thước vị trí thai làm tổ: Buồng trứng, vòi trứng, ổ bụng của mỗi mẹ bầu sẽ có kích thước khác nhau vì thế thời gian vỡ tùy cơ địa từng mẹ. Nếu kích thước của vị trí làm tổ nhỏ, hẹp hơn thì vỡ nhanh hơn.

 

- Kích thước của thai nhi: Sự phát triển của thai nhi sẽ quyết định thời gian vỡ, nếu thai phát triển càng nhanh thì thời gian vỡ càng sớm.

 

Có thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ? Không thể đoán được thời gian thai vỡ, chỉ khi bà bầu đi siêu âm và được bác sĩ chẩn đoán thì thời gian vỡ mới chính xác, tương đối. Nhưng do cơ địa, vị trí và kích thước thai nhi nên nó có thể vỡ bất cứ lúc nào mẹ không xác định được. Vì thế cần theo dõi, siêu âm thường xuyên.

 

Cách xử lý có thai ngoài tử cung an toàn nhất

 

Thai ngoài tử cung tự tiêu hoặc không tiêu thì làm sao không? Nó có ảnh hưởng gì tới sức khỏe mẹ và bé? Có thai ngoài tử cung thì mẹ không thể giữ thai và thai cũng tồn tại lâu được, đến một thời điểm nhất định nó sẽ vỡ và cực kỳ nguy hiểm. Vậy nên, khi phát hiện có thai ngoài tử cung phải làm sao?

 

- Dùng thuốc: Hiện nay, loại thuốc được sử dụng phổ biến để xử lý thai ngoài tử cung, giúp thai tự tiêu là thuốc Methotrexate (MTX). Phù hợp với thai nhi có kích thước dưới 3cm, tim thai chưa hoạt động. Thuốc có tác động ngăn chặn sự phân chia của tế bào thai, bảo tồn vòi trứng, duy trì chế độ sinh sản ở mẹ.

 

 

Có thai ngoài tử cung thì mẹ không thể giữ thai (Ảnh minh họa)

 

- Phương pháp phẫu thuật: Khi thai đã to và có dấu hiệu vỡ thì buộc phải can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật. Có thể mổ nội soi hoặc mổ phanh tùy trường hợp. Nếu thai bị vỡ, máu tràn vào ổ bụng sẽ tiến hành phương pháp mổ phanh để cầm máu và cắt một bên vòi trứng. Do đó làm giảm khả năng có thai ở mẹ.

 

- Theo thai ngoài tử cung thoái triển: Nếu thai chưa to, chưa vỡ các mẹ có thể theo dõi sự thoái triển tự nhiên của thai. Nhiều trường hợp thai ngoài tử cung sẽ tự tiêu.

 

Để an toàn nhất, bà bầu nên thường xuyên đi viện để siêu âm theo dõi, điều trị theo phác đồ của bác sĩ đưa ra. Không nên tự ý uống thuốc để tiêu thai và thực hiện theo đúng lời dặn, tư vấn của bác sĩ để an toàn cho bản thân và có khả năng sinh sản lần tiếp theo.

 

Cách phòng tránh có thai ngoài tử cung

 

Để tránh có thai ngoài tử cung, các chị em nên áp dụng cách phòng tránh tình trạng mang thai không theo ý muốn như sau:

 

- Không hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích

- Không nạo phá thai, sử dụng thuốc tránh thai liên tục, dài ngày

- Quan hệ tình dục an toàn, tránh các bệnh tình dục

- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

- Điều trị triệt để các bệnh phụ khoa trước khi có ý định mang thai

- Có thai dưới 35 tuổi

 

Có thai ngoài tử cung là sao, bao lâu thì vỡ, có giữ được thai không... Tất cả các câu hỏi, thắc mắc của chị em về thai ngoài tử cung đều nên tìm hiểu thật kỹ và rõ nhất. Nếu chẳng may có thai ngoài tử cung thì chị em nên đến bệnh viện thăm khám, điều trị tích cực nếu để vậy khối thai to lên vỡ ra sẽ cực kỳ nguy hiểm tới tính mạng và có thể gây vô sinh.

 

Theo Phấn Nguyễn (T/h) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)