Bé 2 tháng tuổi thiệt mạng sau khi bú sữa mẹ vì một hành động sai lầm của người mẹ
Một bé gái 2 tháng tuổi đã chết sau khi bú sữa mẹ. Kết quả kiểm tra cho thấy trong cơ thể của bé có chứa nồng độ cồn cao gấp 6 lần lượng cho phép.
Cô bé Sapphire Williams, đến từ Ahipara, New Zealand, đã qua đời vào ngày 2/1/2017. Mặc dù sự việc đã qua lâu nhưng gần đây nhân viên điều tra mới thông báo về nguyên nhân gây ra cái chết thương tâm. Dù không tìm thấy nguyên nhân trực tiếp nhưng điều tra cho thấy say rượu và môi trường ngủ nguy hiểm là những yếu tố khiến cô bé qua đời. Kiểm tra cơ thể bé, các chuyên gia phát hiện nồng độ cồn trong máu của Sapphire được tìm thấy ở mức 308miligam trên 100ml máu - gấp sáu lần giới hạn pháp lý đối với người lái xe ở New Zealand. Các nhà độc chất học đã làm thử nghiệm lần thứ hai nhưng kết quả đều giống nhau.
Người mẹ uống quá nhiều rượu trước khi cho con bú khiến đứa trẻ thiệt mạng. (Ảnh minh họa)
Tại sao trong cơ thể của một bé gái hai tháng tuổi lại có chứa nồng độ cồn cao như vậy? Mẹ của Sapphire đã thừa nhận rằng cô đã uống rất nhiều rượu tại nhà họ hàng một ngày trước khi con gái cô qua đời. Điều tra viên Debra Bell phân tích: "Người mẹ đã uống một lượng lớn rượu và sau đó cho con bú. Hành động của người mẹ đã khiến rượu có thể truyền sang đứa trẻ thông quá sữa mẹ khi cho con bú."
Mẹ đang cho con bú có nên uống rượu?
Một số nghiên cứu cho rằng bạn có thể uống rượu khi cho con bú - nhưng chỉ trong chừng mực. NHS khuyên rằng các bà mẹ không nên uống quá hai đơn vị rượu tương đương với 25ml rượu hay nửa lít bia hoặc một ly rượu vang 125ml và không quá hai lần một tuần.
Vì vậy, để an toàn tốt nhất các bà mẹ đang cho con bú nên tránh xa các đồ uống có cồn. Những tác hại nghiêm trọng của rượu, bia tới trẻ Ảnh hưởng hệ thống tiêu hóa Sau khi uống rượu, cơ quan đầu tiên của trẻ chịu tổn thương là hệ tiêu hóa, Gan của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, khả năng giải độc rượu kém. Vì vậy uống rượu sẽ làm suy giảm chức năng gan, gây tổn thương hệ tiêu hóa, khó tiêu. Ảnh hưởng não bộ Trẻ nhỏ uống rượu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ, gây đần độn, suy giảm trí nhớ, mất ngủ, hay gặp ảo giác và rối loạn tâm thần. Ảnh hưởng hệ thống sinh sản Bé trai uống rượu sớm sẽ gây ảnh hưởng tới tinh hoàn, là nguyên nhân gây vô sinh ở tuổi trưởng thành. Với bé gái, rượu cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tuyến sinh dục, rối loạn nội tiết, khi tuổi dậy thì đến, dễ bị kinh nguyệt không đều, phù nề kinh nguyệt, đau bụng kinh, đau đầu,... Cản trở sự phát triển của cơ thể Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển xương và nhiều cơ quan, uống rượu sẽ trì hoãn sự phát triển bình thường. Trẻ em thường xuyên uống rượu sẽ bị chậm lớn trong 2-3 năm. Dễ mắc nhiều bệnh Vì cơ thể trẻ còn chưa hoàn chỉnh, không chịu được sự kích thích từ rượu nên dễ bị iêm dạ dày, loét dạ dày, gan nhiễm mỡ, tiểu đường và viêm tụy cấp.
Theo Hoàng Dương (Dịch từ Mirror) (Khám phá)
|