Đừng cố đánh thức con dậy bú đêm nữa nếu mẹ không muốn con lùn Sau 6 tháng tuổi, đa phần các trẻ đã có khả năng ngủ xuyên đêm, mẹ đừng cố đánh thức con dậy bằng mọi giá vì giấc ngủ đêm rất có giá trị đối với trẻ.
Vì sao không nên cố đánh thức con dậy bú đêm?
Thường trẻ sơ sinh rất ít khi ngủ liền mạch tới sáng mà sẽ tự động thức dậy khi bụng đói. Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, trẻ cần bú mỗi ngày khoảng 8 cữ và chia đều trong cả ngày. Có bé sẽ khóc đòi bú mỗi đêm khi đến cữ nhưng cũng có bé ngái ngủ nên không đòi. Nếu sau 4 tiếng mà bé vẫn chưa đòi bú thì mẹ nên nhẹ nhàng đánh thức bé dậy để "nạp năng lượng".
Đối với bé từ 3-4 tháng tuổi trở đi, một số bé đã có khả năng ngủ xuyên đêm. Nếu bé ngủ suốt đêm mà không thức dậy để bú, bố mẹ cũng đừng quá lo lắng, chỉ vì cơ thể trẻ muốn như thế mà thôi. Nếu bé đã bú đủ ban ngày, ban đêm bé sẽ ngủ ngon và sâu giấc, vì thế, mẹ hãy căn cứ trên lượng sữa con bú trong ngày và nhu cầu của cơ thể con, đừng cố đánh thức con dậy giữa đêm vì có thể khiến bé bị mất ngủ.
Hầu hết trẻ trên 6 tháng tuổi có khả năng ngủ xuyên đêm Các chuyên gia nhận định, giấc ngủ đêm có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Ở giấc ngủ đêm, lượng hormone tăng trưởng GH tiết ra nhiều hơn ban ngày, đạt đỉnh trong khoảng từ 10h đêm đến 3h sáng. Trẻ nên được ngủ trước đó 1-2 tiếng để giấc ngủ sâu diễn ra cùng thời điểm hormone GH tiết ra nhiều nhất.
GH là hormone kích thích sự tăng trưởng của tất cả các mô trong cơ thể, kể cả xương. Hormone này thúc đẩy quá trình tạo xương, duy trì cấu trúc xương, đồng thời làm tăng quá trình trao đổi chất, tăng cường tổng hợp protein ở tất cả tế bào, làm tăng khối lượng cơ, tăng kích thước các phủ tạng, từ đó cơ thể trẻ lớn lên.
Nếu trẻ đang ngủ sâu, đặc biệt là trong khoảng thời gian GH đạt đỉnh, việc mẹ đánh thức con dậy sẽ làm gián đoạn quá trình tăng tiết của hormone này, dần dần sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, nhất là chiều cao. Trẻ ngủ không đủ sẽ chậm lớn, còi cọc, chậm phát triển trí não.
Thời gian hoạt động của hormone tăng trưởng GH
Ngoài ra, việc cố cho bú khi con vẫn rất buồn ngủ có thể khiến bé bị sặc sữa, lượng sữa đọng lại trong khoang miệng về lâu dài có thể gây ra các vấn đề về răng miệng. Chưa kể, điều này có thể tạo thói quen xấu khi trẻ lớn hơn, không bú sẽ trằn trọc khó ngủ dù trẻ không đói.
Đa phần sau 6 tháng tuổi bé có thể ngủ thẳng giấc đêm, bố mẹ nên để bé ngủ nhưng cố gắng cho bé bú no trước khi ngủ khoảng 1 tiếng. Lưu ý rằng mỗi trẻ mỗi khác, có trẻ sớm ngủ thẳng giấc được, có trẻ chậm hơn, bố mẹ nên cho bé bú theo nhu cầu, giảm dần theo tháng và đến khi 1 tuổi nên cai hoàn toàn việc bú đêm.
Lưu ý cho trẻ thêm cao giai đoạn trước 1 tuổi
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 1000 ngày đầu đời được xem là giai đoạn vàng trong phát triển của trẻ. Trong năm đầu tiên, trẻ có thể tăng 25cm và tăng thêm 10cm mỗi năm trong 2 năm tiếp theo nếu được bổ sung dinh dưỡng đúng và đủ.
Trong giai đoạn bú sữa mẹ, trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn. Mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng của mình đa dạng, đầy đủ các nhóm chất. Trẻ cần được bổ sung vitamin D ngay từ khi sinh ra vì sữa mẹ có rất ít vitamin D.
Theo ước tính của các nhà nghiên cứu, trong 1 lít sữa mẹ chỉ có khoảng 20 IU vitamin D, trong khi khuyến cáo của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ và các tổ chức y khoa uy tín trên thế giới, trẻ cần được bổ sung 400 IU vitamin D/ngày kể từ khi chào đời để phòng ngừa còi xương.
Các tổ chức y khoa trên thế giới khuyến cáo trẻ cần được bổ sung 400IU vitamin D3/ngày kể từ khi chào đời
Vitamin D giúp cơ thể hấp thu tối đa lượng canxi nhận được từ sữa, hỗ trợ hệ xương, răng phát triển khỏe mạnh, thúc đẩy tăng trưởng chiều cao. Đồng thời, vi chất này cũng giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên, phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng, tiểu đường, tim mạch...
Khi trẻ đã bắt đầu ăn dặm, bố mẹ cần lưu ý cho trẻ làm quen với mức độ từ ít đến nhiều, làm quen dần dần với các loại thức ăn khác nhau. Thực đơn cần đa dạng và cân đối. Lưu ý chế độ ăn giàu canxi và đừng quên bổ sung vitamin D để canxi này được hấp thu tối ưu.
Hàm lượng vitamin D dự phòng cho trẻ dưới 1 tuổi là 400IU/ngày, từ 1-18 tuổi là 600 - 800IU/ngày. Vitamin D3 dạng xịt đang là lựa chọn ưu tiên của các bậc phụ huynh nhờ sự tiện dụng, dễ dùng lại chuẩn liều (mỗi nhát xịt chứa đúng 400IU vitamin D3), khả năng hấp thu cao nhờ xịt vào khoang miệng, vitamin D3 ít bị biến đổi như khi uống vào dạ dày, đặc biệt là hương dâu vị xylitol tự nhiên dịu ngọt nên các bé rất thích được bổ sung.
Nguồn https://eva.vn
|