Sức khỏe tốt khi mang thai là mong muốn của tất cả chị em trong thời kỳ thai nghén. Dưới đây là 10 yếu tố nguy hại nhất trong giai đoạn mang thai mà chị em nên tránh. 1. Dinh dưỡng Dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển của bào thai đặc biệt nên cung cấp đủ axit folic để bào thai phát triển tốt nhất. Các loại rau lá xanh đậm, nước cam và đậu đỗ là nguồn cung cấp axit folic và vitamin dồi dào cho cơ thể mẹ và bé. Trong 1 tháng trước khi có thai và suốt thời gian mang thai nên cung cấp ít nhất 400-1000 microgram vitamin B. 2. Tập luyện Tập luyện với cường độ trung bình rất có lợi trong việc cải thiện sức khỏe của mẹ và tăng cường ôxy đến bào thai. Tập luyện quá sức rất nguy hiểm. Các chuyên gia khuyên nên giảm cường độ tập trong thời gian mang thai với các hoạt động phù hợp như đi bộ, bơi hay tập yoga. 3. Số lần khám thai ít Đi khám thai định kỳ rất quan trọng với sự phát triển của bào thai. Có rất nhiều thay đổi trong suốt thời gian mang thai vì thế đi khám thai đều giúp đảm bảo chắc chắn rằng bé sinh ra sẽ khỏe mạnh. 4. Đồ uống có cồn Sử dụng đồ uống có cồn trong thời gian mang thai sẽ dễ bị hội chứng say cho bào thai điển hình là những triệu chứng như cân nặng của thai nhi thấp, sự kém phát triển… Tốt nhất nên ngừng sử dụng các đồ uống có cồn khi mang thai. 5. Đồ uống có chất cafein Rất nhiều nghiên cứu đối lập nhau về ảnh hưởng của chất cafein với thai phụ. Riêng cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm FDA cảnh báo rằng việc sử dụng chất cafein trong thời gian mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi (tác động đến nhịp tim cũng như sự lớn lên của trẻ khi ngủ). Vậy nên tốt nhất không sử dụng hoặc hạn chế dùng đồ uống có chất cafein ở mức tối thiểu. Các loại cà phê được lọc hết chất cafein cũng có hại vì nhà sản xuất thường cho thêm chất hóa học để loại bỏ chất cafein. Các chuyên gia khuyên bạn nên giảm từ từ lượng cà phê sử dụng vì giảm đột ngột sẽ gây đau đầu. 6. Thuốc Tây và thuốc từ thảo mộc Cẩn thận khi sử dụng các loại thuốc Tây và thuốc có chiết xuất từ thảo mộc vì nó ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi. Tốt nhất nên tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng. 7. Quan hệ tình dục bừa bãi Quan hệ tình dục bừa bãi trong thời gian mang thai làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, có thể gây nhiều rắc rối cho thai nhi và sản phụ như cân nặng của trẻ sinh ra thấp hay đẻ non… 8. Ảnh hưởng của chất hóa học Giảm tối đa các chất hóa học vào cơ thể khi mang thai. Các chất hóa học này thường có trong thực phẩm chế biến sẵn hay thuốc sâu trong các loại rau xanh. Nên rửa kỹ rau quả dưới vòi nước đang chảy để hạn chế lượng thuốc trừ sâu và chất bảo quản. Sử dụng các loại củ quả gọt vỏ là tốt nhất vì hầu hết lượng thuốc trừ sâu đều ở phía bên ngoài vỏ. 9. Hút thuốc Hút thuốc trong thời gian mang thai làm giảm lượng ôxy đưa đến bào thai, tăng nguy cơ sẩy thai, chảy máu và ốm nghén vào buổi sáng. Hút thuốc làm giảm trọng lượng bé khi sinh, gây đẻ non,thai chết non và những hậu quả khó lường khác. Phụ nữ không nên hút thuốc và khuyên người nhà không hút để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. 10. Những yếu tố nguy hại khác Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi như tiền sử mẹ bị bệnh tim, bệnh hen suyễn, bị stress, lo âu hay sức quá yếu… Nên có tư vấn của bác sĩ nếu bạn ở một trong những trường hợp trên. Quỳnh Liên Theo HFW |