Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

GDMN: Một số cách tổ chức trò chơi giúp trẻ thông minh


Mọi trẻ em đều có một khả năng sáng tạo tiềm ẩn từ lúc mới sinh. Khả năng sáng tạo này có thể bị lãng quên, bị dập tắt hay ở mãi dạng tiềm năng nếu quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng không tạo cơ hội cho trẻ phát huy năng lực của mình. Tất cả chúng ta đều mong muốn nhìn thấy trẻ hào hứng nói to “con có thể làm cái đó, con có thể” khi đứng trước một trò chơi. Sáng tạo là khả năng nhìn sự vật theo một cách nhìn mới, một ánh sáng mới mà chưa ai nhìn thấy, khả năng thấy trong sự vật một vấn đề mà chưa ai nhận ra nó có tồn tại, sau cùng lá có khả năng tìm ra các giải pháp mới, khác thường và hiệu quả cho vấn đề trên. Trí thông minh đó một phần do bảm sinh thiên phú, còn lại chủ yếu là do quá trình luyện tập mà thành. 1. Một số phương pháp giúp phát huy khả năng sáng tạo nơi trẻ - Nới lỏng sự kiểm soát: người lớn thường quan sát rất chặt và luôn tìm cách kiềm hãm các hoạt động tự ý của trẻ. Điều này cần thiết nhưng không nên tuyệt đối quá. Đôi khi hãy để trẻ tự quyết định và làm theo quyết định đó. Tự tin là một phần thiết yếu của năng lực sáng tạo. - Củng cố tính kiên trì: mọi năng lực sáng tạo sẽ chỉ là vô nghĩa nếu kết quả của nó chỉ là một mớ giấy lộn mà không phải là một sản phẩm hoàn chỉnh. Hãy luôn cổ vũ mọi nỗ lực của trẻ, đồng thời kiềm chế tính bốc đồng, nóng vội để trẻ đạt được mục đích cuối cùng. - Chịu đựng những điều bất thường: chỉ cho trẻ hiểu không phải mọi lời bình luận, chỉ trích đều đúng. Cái mới luôn lạ và phải có thời gian để mọi người tiếp nhận. Chẳng hạn một cuốn tiểu thuyết được viết theo lối cách tân, không giống các trường phái cũ vẫn có giá trị riêng của nó và sẽ được công nhận qua thời gian. - Cung cấp một không gian sáng tạo: các món đồ chơi có tính sáng tạo sẽ vô cùng hữu ích cho trẻ, đặc biệt là các đồ dùng căn bản như sách, băng đĩa, vật dụng vẽ, vật tạo âm thanh, đất sét, các hình khối… Hãy cho trẻ các dụng cụ chưa có hình dáng cụ thể, các món đồ có thể xếp thành nhiều hình dạng. Đừng ngăn trở hay trêu đùa những ước mơ hão huyền của trẻ. Sự mơ mộng thực sự là một tiến trình tưởng tượng. Một vài thứ trong cái mơ mộng đó có thể là giải pháp cho một vấn đề. - Lên kế hoạch và giải quyết vấn đề: khuyến khích trẻ giải quyết vấn đề theo nhiều cách. Dạy trẻ tìm kiếm các tình huống thay thế, đánh giá các giải pháp, và quyết định thực hiện thế nào để đạt được thành công. - Tạo cơ hội - không gây áp lực: cô giáo thường cố tập trung tất cả trẻ lại để dạy, cố luyện cho tất cả cùng một bài học kích thích sáng tạo và ép buộc tất cả làm như nhau. Không nên gây áp lực nặng nề như vậy. Hãy cho phép trẻ được có thời gian riêng để phát triển những khả năng sáng tạo bẩm sinh tiềm ẩn trong mỗi đứa trẻ. 2. Một số trò chơi luyện khả năng sáng tạo - Sáng tạo đồ vật: cho trẻ tạo ra các cỗ máy từ các mẩu phụ tùng riêng biệt. Cô sẽ thấy rằng có bé sẽ tạo ra một cỗ máy biết chạy và tạo ra tiếng động, có bé chỉ ngồi quan sát từng bộ phận và đoán chúng là cái gì … Nếu trẻ thực sự là một thiên tài, cô có thể nhanh chóng nhận ra khi nhìn thấy sản phẩm của cháu. Đó có thể là một cái máy cắt cỏ kỳ lạ, một cái máy đánh trứng, máy nghiền rác, một cái đài phun nước mini … - Tiếp tục câu chuyện: cô mở đầu một câu chuyện, rồi lần lượt cho các cháu nói một câu để tạo ra một câu chuyện hoàn chỉnh. Trò chơi này vừa luyện trí tưởng tượng, vừa luyện khả năng diễn đạt ngôn ngữ. - Diễn kịch: đây là một trong những cách giúp trẻ diễn tả bản thân chúng, diễn tả cảm xúc, suy nghĩ bên trong chúng. Không chỉ là các vở kịch được phân vai, luyện tập kỹ lưỡng, việc diễn kịch xảy ra ngay trong khi trẻ bắt chước hành động của người khác, hành động của động vật, máy móc hay bấtcứ cái gì xung quanh trẻ. Việc này giúp trẻ hiểu biết thế giới và học cách xử sự với từng đối tượng mà chúng nhìn thấy. Cho trẻ các vật dụng sân khấu và khuyến khích trẻ biểu diễn một cách tự nhiên, bản năng nhất. Trẻ đang sáng tạo đấy! - Trò chơi với bánh hình thú: trẻ sẽ lựa cho mình một cái bánh hình thú, quan sát, rồi ăn vào, rồi hãy bảo trẻ biến thành con thú mà trẻ vừa ăn sau vài phút. Thế giới thần tiên của trí tưởng tượng sẽ được kích hoạt. - Đọc một câu chuyện rồi đóng lại - Múa rối 3. Các trò chơi vận động có tính sáng tạo: Trẻ có thể phát triển và bộc lộ cá tính rất riêng của mình thông qua các trò chơi của mình, ví dụ bắt chước hành động của con vật mà bé yêu thích, chơi trò chơi gia đình, bác sĩ, bán hàng… Đây là cách tốt nhất để biết được trẻ nhận thức thế nào về cuộc sống, con người xung quanh mình. Đôi khi các lời nói trong trò chơi diễn tả rất thật cuộc sống gia đình của trẻ. Cô có thể tổ chức các trò chơi vận động tập thể cho trẻ theo các cách sau: - Theo người dẫn đầu: người đi đầu di chuyển tự do, bắt chước hành động của một vật hay con vật nào đó, hoặc nhảy một kiểu kỳ quặc chẳng hạn, mọi người xếp hàng theo sau và làm theo hành động của người dẫn đầu. - Đoán xem ta là ai: không nói lời nào cả, chỉ bắt chước hành động của vật hay con vật nào đó, ví dụ tiếng máy bay hạ cánh, dáng 1 con gà trông đi khệnh khạng trên sân, hay tiếng đồng hồ tic tắc. Trẻ có nhiệm vụ đoán xem đó là cái gì, là ai. Thỉnh thoảng, cô có thể nhắc nhỏ, gợi ý để trẻ suy nghĩ - Xây dựng từ cát, bùn, đất sét: cho trẻ xây các ụ đất nhỏ có hào bao bọc xung quanh. Cát được chứa trong các thùng hay cho chơi trực tiếp trên bãi biển. Trẻ dùng bùn để đắp các cấu trúc lớn như 1 tòa lấu đài hoàn chỉnh. Dùng đất sét để nặn các hình thù có ý nghĩa theo cách riêng của bé. 4. Các câu hỏi mang tính sáng tạo: - Các câu hỏi không giới hạn: cho trẻ xem tranh, hỏi những câu hỏi kích thích sự sáng tạo, khơi gợi được trí tưởng tượng của trẻ như: người ta đang làm gì trong tranh, họ nói gì với nhau, cái gì sẽ xảy ra tiếp theo… - Yêu cầu trẻ phán đoán: trẻ có thể bộc lộ khả năng khác thường với bài tập này. + Cho trẻ nhắm mắt lại, bỏ vào tay một vật rồi yêu cầu trẻ đoán- vật cầm đơn giản chỉ là 1 mẩu cao su, một cục đá nhỏ… + Nói trẻ nhắm mắt lại, đoán xem trẻ nghe thấy tiếng gì- âm thanh có thể là tiếng xào bài, tiếng đồng xu xủng xoảng, tiếng chà giấy nhám, hay tiếng xé giấy … - Hỏi trẻ về sự thay đổi: hỏi xem một vật nào đó sẽ biến đổi thế nào nếu ta thay đổi chúng một chút + Vị cuả nước sẽ thế nào nếu thêm một chút đường ? + Nó có đẹp hơn nếu nó nhỏ hơn không ? + Nó có buồn cười nếu nó mập ra một chút không? + Có tốt hơn nếu mọi vật yên lặng đi không? + Nó có hạnh phúc hơn nếu nó lớn hơn không? + Nó có thú vị hơn nếu được đi giật lùi không? - Hỏi những câu có nhiều câu trả lời: + Nước có những ích lợi gì? + Cái gì thường nổi lềnh bềnh trên mặt nước ? + Nước giúp đỡ chúng ta như thế nào? + Tại sao nước lạnh lại lạnh? + Cái gì thường ở dưới mặt nước ? + Nước có thể có những màu nào ? Có thể dùng một số khái niệm khác như: cát, xe cộ, lửa, khói… - Câu hỏi “ cái gì sẽ xảy ra…nếu” + Cái gì sẽ xảy ra nếu tất cả cây cối đều màu vàng? + Cái gì sẽ xảy ra nếu tất cả xe ô tô trên thế giới đều cùng chạy ? + Cái gì sẽ xảy ra nếu mọi người đều mặc đồ giống nhau? + Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta biết bay? + Điều gì sẽ xảy ra nếu chẳng ai chịu dọn dẹp nhà cửa ? - Câu hỏi “có bao nhiêu cách…” + 1 cái muỗng có thể dùng theo bao nhiêu cách? + 1 cái nút được dùng theo bao nhiêu cách? + 1 cái nhẫn được dùng làm những gì? Đây chỉ là những gợi ý nhỏ. Tùy theo hoàn cảnh của trường lớp, của các cháu để cô lựa ra các bài tập . Quan trọng là khơi gợi được các khả năng tiềm ẩn nơi trẻ nhỏ, giúp các em động não thường xuyên để phát triển trí thông minh của mình. Vũ Hà(mamnon.com)