Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

6 bước đơn giản đến không ngờ để bảo vệ thị lực của bé ngay từ nhỏ



Với sự chăm sóc đúng cách và phát hiện vấn đề nếu có từ sớm, bố mẹ hoàn toàn có thể giúp bé nhà mình có thị lực tốt nhất ngay từ bé.

 

Không cần phải lúc nào cũng trông cậy hoàn toàn vào bác sĩ, bố mẹ cũng có thể bảo vệ mắt và thị lực của con ngay tại nhà với những bước siêu đơn giản sau đây:


1. Giữ mắt luôn sạch:

 

 

Cha mẹ hãy dùng bông sạch nhúng vào nước đun sôi để nguội rồi lau mắt cho con.

 

Luôn luôn rửa tay thật sạch trước và sau khi rửa mắt cho con. Nhúng một cục bông sạch vào nước đã đun sôi để nguội, nhớ là dùng hai cục khác nhau cho hai mắt để tránh nhiễm trùng chéo. Sau đó bắt đầu lau từng mắt bắt đầu từ góc bên trong cho đến góc ngoài mắt, vừa lau vừa nói chuyện với con để xoa dịu con. Đừng lau bên trong mí mắt của bé.

 

2. Kích thích thị lực:


Hãy để bé cầm những đồ chơi có nhiều màu sắc và dành thời gian ở ngoài trời. Và đặc biệt nên nhớ là không nên đưa những thiết bị cầm tay như iPad, điện thoại thông minh, TV hay máy tính cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.

 

3. Chú ý cẩn thận với những bé sinh non:

 

Bệnh lý võng mạc khi sinh non khiến các mạch máu bất thường hình thành ở võng mạc ở một số trẻ sinh non. Nó có thể dẫn đến mù lòa nếu không được điều trị.

 

4. Theo dõi những mốc phát triển quan trọng:

 

 
Cha mẹ hãy chú ý đến mốc phát triển của con, nếu có gì chậm hay bất thường hãy cho trẻ đi khám ngay.


Hãy cẩn thẩn với những những mốc phát triển chậm và bất thường như kiểm soát đầu kém hay không thể ngồi thẳng bởi chúng có thể là dấu hiệu của bệnh mắt tiềm ẩn.

 

5. Duy trì chế độ ăn lành mạnh:

 

Cung cấp cho trẻ với những vitamin và khoáng chất cần thiết để đảm bảo phát triển mắt tối ưu. Các bé dưới 6 tháng tuổi chỉ nên bú sữa mẹ và uống sữa công thức. Sau 6 tháng thì bạn có thể cho bé làm quen với đa dạng những loại rau xanh, lòng đỏ trứng và cá, ví dụ như cá hồi.

 

6. Tránh để bé tiếp xúc với những mối đe dọa từ môi trường:

 

Liệu thị lực của bé có đang phát triển theo đúng giai đoạn không?

 

Dưới 2 tháng tuổi

 


Ở giai đoạn này bố mẹ có thể kích thích tầm nhìn của bé bằng cách cho bé thấy các màu sắc (đen, trắng, đỏ, cam, vàng và xanh) hoặc đồ chơi có hoa văn đậm.

 

Bé có thể nhìn thấy ngay từ khi sinh ra nhưng không biết mình đang nhìn thấy gì. Khi võng mạc của bé phát triển trong một vài tuần sau, bé có thể nhìn thấy các họa tiết sáng và tối màu, cũng như những hình dạng lớn và màu sắc tươi sáng. Bé tập trung tốt nhất vào những vật cách mắt từ 20 đến 35cm, vì vậy hãy nói chuyện và làm những khuôn mặt hài hước, tươi cười khi ôm bé. Bố mẹ có thể kích thích tầm nhìn của bé bằng cách cho bé thấy các màu sắc (đen, trắng, đỏ, cam, vàng và xanh) hoặc đồ chơi có hoa văn đậm, mỗi lần một thứ.

 

2-4 tháng tuổi


Sự phát triển thị giác của trẻ thể hiện qua việc trẻ nhận biết được một số chi tiết của bức tranh, chẳng hạn bức tranh được giữ theo chiều ngang hay chiều dọc, trên đó có một hay nhiều vật và có thể để ý đến các chi tiết trên bức tranh đó. Bé quan sát cử động của bàn tay mình và tập trung hai mắt vào trò chơi với các ngón tay. Nếu bé bú bình, bé sẽ nhận ra bình sữa và có những cử chỉ vui mừng khi bạn đưa bình sữa tới gần mặt bé. Bé nhìn kỹ hơn những vật ở xa như đồ đạc ở bên kia phòng hoặc bên ngoài cửa sổ.

 

5 đến 8 tháng tuổi

 

Từ 6 đến 8 tháng, nhận thức về chiều sâu của bé được phát triển hơn nhiều.

 

Khi được 5 tháng tuổi, bé có thể nhận ra bạn từ phía xa và mỉm cười với bạn. Từ 6 đến 8 tháng, nhận thức về chiều sâu của bé (khả năng nhìn thấy một vật thể cách mình bao xa) được phát triển hơn nhiều. Điều này cho phép bé tiếp cận và nhặt đồ vật từ một khoảng cách xa. Khả năng nhìn màu sắc của cũng được cải thiện, bé có thể phân biệt những sắc thái tinh tế của màu sắc.

 

9 đến 12 tháng tuổi


Trong giai đoạn này sự phát triển thị giác của trẻ cho phép trẻ có thể theo dõi những vật đang chuyển động và quan sát chúng một cách rõ hơn. Trẻ sẽ tìm chính xác nơi đồ vật lăn ra và có thể nhận ra người quen từ khoảng cách 6 mét hoặc xa hơn. Bé bắt đầu cảm thấy thích thú khi quan sát chuyển động của người, động vật và đồ vật cả trong nhà lẫn bên ngoài.

 

Theo http://afamily.vn