Bệnh mùa mưa ở trẻ nhỏ và cách phòng tránh Thời tiết ẩm ướt vào mùa mưa tạo điều kiện thuận lợi cho siêu vi, vi rút, vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Đây cũng là thời điểm các bệnh mùa mưa ở trẻ tăng đột biến, trong đó có viêm hô hấp, tiêu chảy, cảm cúm, sốt xuất huyết...
Hệ miễn dịch chưa phát triển khiến trẻ dễ mắc bệnh. Khi chăm sóc con, bố mẹ cần tìm hiểu biện pháp phòng tránh bệnh mùa mưa ở trẻ để giúp con luôn khỏe mạnh.
Viêm đường hô hấp: Bệnh mùa mưa ở trẻ phổ biến
Khí hậu ẩm thấp vào mùa mưa gió khiến bé dễ bị nhiễm lạnh. Các căn bệnh về hô hấp ở trẻ thường gặp trong thời điểm này là ho, cảm cúm và cảm lạnh. Nguyên nhân là do các virus gây bệnh tấn công hệ hô hấp còn non yếu của bé.
Họ là triệu chứng ban đầu của viêm đường hô hấp. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ ngày càng nặng hơn. Nguyên nhân bé bị ho là do các virus hợp bào gây nên.
Ho có lẽ là căn bệnh thường thấy nhất ở trẻ em và nó hầu như rất hay xuất hiện khi thời tiết vào ngày mùa mưa. Bệnh ho lây lan rất nhanh thông qua đường nước bọt, tay chân, thực phẩm.
Trẻ dễ bị ho trong những ngày mưa lạnh
Cảm cúm, cảm lạnh là những bệnh hô hấp lây nhiễm từ người sang người thông qua dịch tiết khi ho, hắt hơi, đụng chạm, trò chuyện. Những bệnh này xảy ra suốt năm những phổ biến nhất vẫn rơi vào mùa mưa, lạnh.
Trong khi cảm lạnh xảy ra ở lứa tuổi nhỏ hơn như trẻ sơ sinh, nhũ nhi. Cảm cúm xảy ra ở các bé lớn hơn như mẫu giáo, tiểu học.
Biểu hiện của cảm lạnh, cảm cúm tương đối giống nhau sau khi nhiễm virus từ 1-2 ngày. Trẻ sẽ có biểu hiện sốt, sổ mũi, đau rát cổ họng, đau nhức cơ thể. Mẹ có thể cho bé uống thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, mẹ nên thăm khám bác sĩ để tránh những hậu quả khôn lường.
Trẻ có biểu hiện sốt, sổ mũi, đau nhức sau khi bị cảm cúm Để phòng tránh các bệnh đường hô hấp vào mùa mưa, bố mẹ nên giữ ấm chân, ngực, đầu của trẻ. Mẹ cần bổ sung thêm nước lọc, nước cam, nước trái cây với giàu vitamin, khoáng chất. Để tăng sức đề kháng, cả nhà khuyến khích con tập thể dục nhiều hơn.
Vì bệnh lây lan do vi khuẩn, vi rút thông qua đường hô hấp, ăn uống hay tiếp xúc tay nên bố mẹ rửa tay bé sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn. Mẹ nên vệ sinh mũi họng của con bằng nước muối sinh lý. Đặc biệt là những lúc trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh...
Mẹ cần cho bé đeo khẩu trang để tránh hít phải không khí độc hại, ô nhiễm. Cả nhà nên thường xuyên dọn dẹp nhà cửa để đảm bảo sự khô ráo, thoáng mát. Mẹ không nên mở cửa sổ, cửa chính để hạn chế gió độc, gió lạnh lùa vào nhà.
Bệnh tiêu chảy cũng khá phổ biến
Vào những ngày mưa lạnh, trẻ em thường bị bệnh tiêu chảy. Bé thường có dấu hiệu sốt cao, quấy khóc, chán ăn, thể trạng suy sút. Bé đi ngoài ra nước hơn 3 lần mỗi ngày.
Nguyên nhân xuất phát từ ăn uống thiếu vệ sinh dẫn đến sự mất cân bằng giữa vi khuẩn có hại, có lợi trong đường ruột. Trong trường hợp trẻ sốt cao nhiều ngày và mất nước quá nhiều do đại tiện, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Trước, sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh, mẹ nhớ rửa tay bé sạch với xà phòng
Sốt xuất huyết, nguy hiểm và dễ lây lan Mùa mưa là lúc bệnh sốt xuất huyết bùng phát mạnh mẽ. Đây là bệnh truyền nhiễm do vi rút Dengue gây ra khi bị muỗi vằn cắn. Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em giai đoạn khởi phát điển hình là sốt.
Bé thường có biểu hiện sốt cao liên tục và đột ngột trên 38°C. Khi bị nhiễm sốt xuất huyết, bé bắt đầu cảm thấy lừ đừ, quấy khóc, chán ăn, buồn nôn, nôn trớ, mệt mỏi, bị ói, đau bụng, rối loạn mạch, huyết áp tăng cao, sung huyết ở da và chảy máu chân răng.
Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết tốt nhất là tiêu diệt muỗi, bọ gậy trong môi trường sống của gia đình bạn. Mẹ không nên cho bé vui chơi gần khu vực vũng nước, nước ứ đọng và nhiều bụi rậm. Khi con ngủ, mẹ phải treo mùng chống muỗi.
Thời tiết nóng ẩm là thời điểm bùng phát nhiều bệnh mùa mưa ở trẻ nhỏ. Với những chia sẻ về cách phòng tránh, bố mẹ nên chuẩn bị các biện pháp bảo vệ để bé luôn mạnh khỏe trong những ngày mưa gió sắp tới.
Nguồn https://www.marrybaby.vn |