Béo phì ở trẻ: Nguyên nhân và nguy cơ tiềm ẩn
Sự gia tăng số lượng trẻ em thừa cân đang là vấn đề đáng lo ngại. Thừa cân và béo phì ở trẻ em là một trong những rủi ro quan trọng nhất đối với sức khỏe. Trẻ thừa cân rất dễ trở thành người lớn thừa cân.
Béo phì có phải là bệnh?
Béo phì là tình trạng sức khỏe đang có vấn đề về dinh dưỡng. Người bị béo phì ngoài thân hình phì nộn, khó coi còn có nguy cơ cao mắc những bệnh như rối loạn lipid máu, huyết áp cao, sỏi mật, bệnh đái tháo đường, xương khớp.
Và theo chuyên gia nói rằng, béo phì bản chất là một căn bệnh mãn tính, nếu không được giảm cân, sẽ có thể gây ra những căn bệnh về ung thư.
Béo phì được chẩn đoán dựa trên chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index: BMI) được tính bằng công thức cân nặng tính bằng kg chia cho chiều cao bình phương tính bằng mét.
BMI = Cân nặng (kg)/ (chiều cao (m) x chiều cao (m))
Vì cơ thể trẻ thay đổi theo các giai đoạn của từng lứa tuổi nên chỉ số này cũng thay đổi theo độ tuổi. Trẻ được xem là dư cân khi trẻ nặng hơn 85% trẻ có cùng tuổi và chiều cao. Trẻ được xem là béo phì khi trẻ nặng hơn 95% trẻ có cùng tuổi và chiều cao.
Béo phì có mấy cấp độ
Dựa vào bảng ta biết được béo phì có 6 cấp độ. Sau khi tính ra được kết quả, bạn đối chiếu với bảng dưới để biết được tình trạng cơ thể mình như thế nào, có bị béo phì hay không?
Phân loại chỉ số BMI
<18,5 Dưới chuẩn (gầy) 18,5 - 24,9 Bình thường 25 - 29,9 Thừa cân 30 - 34,9 Béo phì cấp độ 1 35 - 39,9 Béo phì cấp độ 2 >=40 Béo phì cấp độ 3
Nguyên nhân gây béo phì ở trẻ
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Tăng cân không thể tránh khỏi việc trẻ thường xuyên ăn nhiều calo hơn mức đốt cháy. Bao gồm thực phẩm nhiều chất béo và đường hay các loại đồ ăn nhanh.
- Thiếu hoạt động thể chất: Nếu không hoạt động nhiều, trẻ không thể đốt nhiều calo. - Dành nhiều thời gian cho các hoạt động ít vận động: Trẻ dành nhiều thời gian xem truyền hình, chơi máy tính, điện thoại, các trò chơi điện tử... - Lối sống gia đình: Chế độ ăn uống của một gia đình có thể có ảnh hưởng lớn đến việc trẻ có duy trì cân nặng khỏe mạnh hay không. Một số cha mẹ thừa cân có thể ít quan tâm đến việc con cái họ cũng bị thừa cân hơn so với cha mẹ có cân nặng khỏe mạnh. - Di truyền học: Một số rối loạn gen hiếm gặp gây béo phì nghiêm trọng ở trẻ em. Nếu gia đình đang có xu hướng trở nên thừa cân, cha mẹ cần phải ý thức hơn nữa trong việc đưa ra lựa chọn thực phẩm lành mạnh cho cả gia đình. Trẻ béo phì có nguy cơ mắc bệnh gì?
Các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn cho trẻ béo phì bao gồm:
- Bệnh tiểu đường loại 2: Trong khi tình trạng này thường gặp nhất ở người lớn, hiện nó cũng đang được chẩn đoán ở trẻ em - Vấn đề về gan: Bao gồm gan nhiễm mỡ - Rối loạn hô hấp: Chẳng hạn như tắc nghẽn đường thở và hạn chế ở thành ngực, gây khó thở khi tập thể dục - Gây khó thở khi ngủ: Gây ra hiện tượng ngáy, thức dậy thường xuyên và ngủ kém. - Bệnh cơ tim: Một vấn đề với cơ tim gây ra khi phải nỗ lực để bơm máu lưu thông. Gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của trẻ như nào
Khi trẻ bị béo phì thì chất lượng cuộc sống của trẻ có thể bị giảm sút. Không thể làm được những việc muốn làm hay tham gia các hoạt động. Các vấn đề liên quan đến cân nặng có thể ảnh hưởng đến trẻ như: - Phiền muộn - Xấu hổ, tội lỗi - Cách ly với xã hội - Thành tích học tập có thể bị giảm sút
Những phương pháp chữa bệnh béo phì ở trẻ
- Luyện tập thể dục đều đặn: Các hoạt động thể chất cường độ vừa phải bao gồm đi bộ nhanh, bơi lội hay các hoạt động thể thao sẽ giúp trẻ cải thiện tình trạng.
- Thực hiện theo một kế hoạch ăn uống lành mạnh: Tập trung vào các loại thực phẩm ít calo, giàu chất dinh dưỡng, như trái cây, rau và ngũ cốc. Tránh chất béo bão hòa và hạn chế đồ ngọt. Ăn ba bữa thường xuyên mỗi ngày với ăn vặt hạn chế.
- Tâm lý liệu pháp: Các bậc cha mẹ cần phải cho trẻ biết được những hậu quả của béo phì trong việc khó hòa nhập với bạn bè, tự ti khi tiếp xúc với mọi người xung quanh.
- Theo dõi cân nặng của thường xuyên: Tự cân ít nhất một lần một tuần sẽ thành công hơn trong việc giảm cân thừa. Theo dõi cân nặng của trẻ có thể cho bạn biết liệu những nỗ lực của trẻ có tiến triển hay không.
- Hãy kiên trì: Bám sát kế hoạch cân nặng lành mạnh của trẻ trong tuần, vào cuối tuần, và giữa kỳ nghỉ và ngày lễ càng nhiều càng tốt làm tăng cơ hội cải thiện béo phì cho trẻ.
Khuyến nghị theo độ tuổi
Một số khuyến nghị bổ sung cho trẻ em ở mọi lứa tuổi:
Từ lúc sinh ra cho đến 1 tuổi: Cho con bú có thể giúp ngăn ngừa tăng cân quá mức.
- Độ tuổi từ 1 đến 5: Bắt đầu thói quen tốt từ sớm. Giúp trẻ hình thành những sở thích thực phẩm bằng cách cung cấp nhiều loại thực phẩm lành mạnh ít chất béo. - Từ 6 đến 12 tuổi: Khuyến khích trẻ em vận động cơ thể mỗi ngày như chơi bóng đá, cầu lông... - Độ tuổi từ 13 đến 18: Dạy cho thanh thiếu niên cách chuẩn bị bữa ăn lành mạnh và đồ ăn nhẹ tại nhà. - Mọi lứa tuổi: Giảm thời gian xem TV, điện thoại, máy tính và các trò chơi video, không khuyến khích việc ăn trước màn hình TV, máy tính... Phục vụ nhiều loại thực phẩm lành mạnh, nhiều chất xơ và ăn bữa ăn gia đình cùng nhau thường xuyên nhất có thể. Khuyến khích trẻ ăn sáng mỗi ngày, ăn nhiều trái cây và rau quả mỗi ngày, hạn chế đồ uống có đường.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn nghĩ rằng trẻ nhà mình có thể bị béo phì và đặc biệt là nếu bạn lo lắng về các vấn đề sức khỏe liên quan đến cân nặng của trẻ, hãy đến gặp bác sĩ. Bạn và bác sĩ có thể đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ và thảo luận về các lựa chọn phương pháp giảm cân hợp lý và tốt nhất cho trẻ.
Nguồn https://eva.vn |