Trẻ bị tay chân miệng vào mùa nắng nóng, tình trạng nguy hiểm mẹ cần lưu ý
Trong những ngày nắng nóng, số lượng trẻ bị bệnh tay chân miệng đang ngày càng tăng cao. Trẻ bị tay chân miệng cần được bố mẹ phát hiện sớm để chữa trị nhằm tránh biến chứng nguy hiểm.
Tay chân miệng là một bệnh trẻ em truyền nhiễm cấp tính, thường phát dịch vào mùa nắng nóng. Nếu trẻ bị tay chân miệng, mẹ cần vệ sinh sạch sẽ và cho bé ăn chế độ dinh dưỡng đủ dưỡng chất.
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
Thời tiết nóng ẩm trong những ngày hè giúp cho vi khuẩn, virus hoạt động tích cực. Đặc biệt, virus EV71 thuộc nhóm Enterovirus là nguyên nhân gây nên căn bệnh truyền nhiễm cấp tính này.
Bệnh thường lây lan từ người sang người khi trẻ tiếp xúc với nước bọt, dịch mũi, dịch bọng nước hoặc qua đường phân - miệng. Đối với trẻ đang đi học mầm non, đồ chơi của bé tại nhà trẻ chứa nhầm bệnh làm lây bệnh.
Virus tấn công từ đường tiêu hóa, đường ruột rồi xâm nhập hệ bạch huyết và vào các cơ quan khác như hệ thần kinh.
Trẻ bị tay chân miệng
Số lượng trẻ bị tay chân miệng tăng đột biến vào mùa nóng
Trẻ bị tay chân miệng thường có biểu hiện sau:
Khóc dai dẳng: Sau khi ngủ được 15 phút, trẻ thức giấc và quấy khóc, rồi ngủ tiếp. Đây là dấu hiệu khi bé bị nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn đầu. Bé khóc liên tục suốt đêm.
Sốt cao: Bé sốt hơn 38 độ C trong suốt 2 ngày liền. Dù đã dùng thuốc hạ nhiệt paracetamol nhưng không thuyên giảm.
Giật mình: Bố mẹ quan sát bé để xem bé bị giật mình nhiều hay không.
Loét miệng: Ở niêm mạc miệng, lưỡi, lợi xuất hiện vết loét đỏ hay phỏng nước.
Phát ban: Phỏng nước ở lòng bàn chân, bàn tay, đầu gối và vùng mông tồn tại trong tầm 1 tuần lễ và để lại vết thâm.
Ngoài ra, dấu hiệu của bệnh tay chân miệng có thể là bé bị mệt mỏi, biếng ăn, ăn không ngon, đau họng, nôn mửa hay tiêu chảy trong nhiều ngày.
Vì triệu chứng của bệnh khó phân biệt so với các bệnh thông thường ở trẻ nhỏ nên bố mẹ cần quan sát biểu hiệu của bé thật kỹ. Nếu không phát hiện kịp thời, tình trạng nặng như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi gây tử vong... có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng
Với những trường hợp nhẹ, bé có thể được điều trị tại nhà theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu bệnh tình không giảm, mẹ cần đưa bé đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để chăm sóc kịp thời.
Khi chăm sóc trẻ tại nhà, mẹ cần đảm bộ chế độ dinh dưỡng đủ chất để bé nhanh phục hồi. Đối với trẻ sơ sinh, mẹ cho bé bú nhiều cữ hơn. Trong thực đơn ăn dặm, mẹ nấu những món con thích.
Các bữa cơm cần đảm bảo ăn chín, uống chín và không có vị chua hoặc có gia vị. Những món cháo, súp, sữa, phô mai, tàu hủ hay bánh flan cần được chế biến theo dạng lỏng, mềm, mịn cho bé dễ ăn.
Chế độ dinh dưỡng đủ chất giúp tăng sức đề kháng cho trẻ
Mẹ sử dụng muỗng mềm, không sắc cạnh nhằm tránh đụng vào các vết loét ở lưỡi, môi của con. Các bữa ăn của trẻ bị tay chân miệng nên được chia nhỏ với thời gian cách nhau tầm 4 tiếng để tránh hạ đường huyết.
Không gắng gượng ép trẻ ăn sẽ gây cho trẻ tâm lý sợ ăn. Mẹ nhớ bổ sung vitamin qua rau củ quả để tăng sức đề kháng. Về việc vệ sinh răng miệng, bé súc miệng bằng nước muối sinh lý.
Để tránh lây lan bệnh sang người khác, mẹ cần giữ gìn vệ sinh cá nhân cho con. Mẹ tắm bé bằng xà phòng diệt khuẩn. Hãy tắm bé thật nhẹ nhàng để không làm tổn thương da. Không gian phòng tắm cần kín gió.
Bé và mẹ cần rửa tay thật sạch để virus không có cơ hội lây lan. Quần áo, đồ chơi và vật dụng ăn uống của con cần được tiệt trùng bằng nước sôi hoặc dung dịch sát khuẩn.
Bé và mẹ cần rửa tay thật sạch để virus không có cơ hội lây lan
Khi chăm sóc bé tại nhà, chất thải từ nước bọt, dịch mũi, hay phân cần được xử lý cẩn thận bằng dung dịch chroramin B.
Mẹ hay người chăm sóc cần sử dụng bao tay, khẩu trang để kháng khuẩn khi tiếp xúc với bé. Mẹ nên cho bé nghỉ học và cách lý bé để ổ dịch không lây lan.
Trường hợp bé cần thăm khám bác sĩ
Nếu bé bị sốt trên 38 độ C không hạ trong 2 ngày liền, mẹ không nên chăm sóc tại nhà. Lúc này, mẹ cần đưa bé nhập viện để được bác sĩ điều trị.
Co giật, thở nhanh, hốt hoảng, thậm chí là viêm não, phù phổi dẫn đến tử vong... là những biến chứng có thể xảy ra nếu không chữa trị kịp thời.
Trẻ bị tay chân miệng là bệnh nhẹ và thường tự khỏi trong vài ngày. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc đúng cách, bé có thể bị nặng hơn và mắc phải các biến chứng nguy hiểm.
Do đó, bố mẹ cần tìm hiểu để biết cách nhận biết và xử trí kịp thời. Hy vọng bé yêu luôn có sức đề kháng tốt để mau khỏi bệnh.
Nguồn https://www.marrybaby.vn
|