Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Bé trai 17 tháng bỏng nước sôi: Hành động của mẹ đã cứu con thoát khỏi bàn tay tử thần trong gang tấc



Em bé Tiểu Cương người Trung Quốc bị bỏng nước mẹ bẽ đã vội vàng bế con xả dưới vòi nước lạnh rồi đưa bé tới bệnh viện.

 

Bé Tiểu Cương ở Hàng Châu (Trung Quốc) được 17 tháng tuổi, có đôi mắt to tròn, thân hình mũm mĩm rất đáng yêu. Gần đây cậu bé gặp tai nạn trong khi được mẹ tắm. Mẹ Tiểu Cương kể lại trong nước mắt: "Tôi sợ con sẽ ngồi vào chậu nước nóng, vì vậy cho con ngồi bên cạnh để pha nước tắm, trước tiên là tôi lấy nước lạnh, sau đó pha thêm nước nóng, để nhiệt độ phù hợp mới cho con tắm.

 

Sau khi thêm nước nóng, chỉ vài giây tôi quay đầu lại để ném bỉm bẩn vào thùng rác, đột nhiên nghe tiếng hét lớn của con trai. Thì ra, Tiểu Cương túm lấy vòi hoa sen nước nóng của tôi đang cầm, nước nóng từ vòi hoa sen dội lên mặt khiến Tiểu Cương bị bỏng nặng".

 

Mẹ của Tiểu Cương nói: "Chúng tôi sử dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời, nhiệt độ của nước nóng lên tới 100 độ C vì vậy nước trong vòi hoa sen rất nóng. Khi nhìn thấy Tiểu Cương đau đớn, mọi người trong gia đình đều rất hoảng loạn và nói lập tức đưa bé đến bệnh viện. Nhưng trước đó tôi có xem trên phương tiện truyền thông, trong trường hợp bị bỏng, trước tiên sử dụng nước lạnh để làm dịu vết bỏng".

 

Vì vậy, mẹ Tiểu Cương đã vội vã cho Tiểu Cương rửa vết bỏng dưới vòi nước lạnh, sau đó mới đưa cậu bé đến bệnh viện.

 

Khi Tiểu Cương được đưa đến bệnh viện, các bác sĩ tại Khoa Cấp cứu của Bệnh viện Nhi Đại học Chiết Giang đã xem xét việc điều trị vết tương cho cậu bé và khen ngợi mẹ Tiểu Cương đã làm điều đúng đắn. Bác sĩ nói, điều này có thể làm giảm nhiệt độ bề mặt của da bị bỏng, làm dịu cơn nóng và giảm thiểu cảm giác đau.

 

Chuyên gia khuyến cáo về cách xử lý khi trẻ bị bỏng nước sôi như sau:

 

Bước 1: Cha mẹ xối nước lạnh trực tiếp lên các vết bỏng hoặc đưa trẻ tới gần vòi nước để nước chảy liên tục vào vùng bị bỏng để lượng nhiệt nhanh chóng thoát đi.

 

Bước 2: Trường hợp nước sôi đổ lên áo, quần trẻ em, cha mẹ nên nhẹ nhàng cởi hết quần áo cho trẻ. Lượng nhiệt cao từ đó sẽ thoát ra ngoài, giảm cảm giác bỏng rát cho trẻ.

 

Bước 3: Thoa các thuốc đặc trị bỏng (nếu có) sau đó đưa trẻ đến cơ sở y tế để các bác sĩ tiến hành kiểm tra vết thương.

 

Nguồn http://soha.vn