Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Một số kỹ năng chơi cùng con



Vui chơi cùng con là một trong những hoạt động giúp gắn kết những yêu thương giữa cha mẹ và con cái tốt nhất. Chơi với con tưởng chừng như đơn giản, nhưng thực tế ngoài việc thể hiện yêu thương của cha mẹ cũng cần những kỹ năng cơ bản. Hãy thử tham khảm một chút kinh nghiệm, kỹ năng khi chơi với con dưới đây để giúp bố mẹ và bé cảm thấy có một thời gian vui chơi bổ ích, giúp bé phát triển tư duy và trí tuệ cảm xúc tốt hơn.

 

Chơi bằng cách chơi của con

 

Thế giới vui chơi của các bé thường bắt đầu từ rất nhiều loại đồ chơi mà bạn lựa chọn cho bé. Nhưng người lớn cũng chưa chắc đã hiểu được những thứ đồ chơi, cách chơi với đồ chơi đó bằng chính bé nhà mình. Vì thế, bạn nên dùng cách chơi của con trẻ để chơi với con, đừng thắc mắc là tại sao lại chơi không đúng, chơi ở chỗ này hãy chỗ kia...

 

Chơi đùa không chỉ giúp trẻ gắn kết yêu thương với bố mẹ mà còn giúp trẻ phát triển trí thông minh và hoàn thiện nhiều kỹ năng quan trọng trong cuộc đời. Do đó, đừng áp đặt suy nghĩ của "người trưởng thành" đối với trẻ nhỏ mà hãy làm điều ngược lại để bé cảm thấy bố mẹ là những người bạn cùng chơi luôn biết lắng nghe, quan sát và hỗ trợ bé khi cần chứ không phải là "người thầy, người cô". Đồng thời, việc bạn thuận theo tư duy của bé, không áp đặt bé chơi sẽ giúp bé phát triển tư duy tốt hơn, giúp bé tự do sáng tạo và cảm thấy việc chơi với bố mẹ thực sự hạnh phúc.

 

 

Bé hứng thú chơi ghép hình củng cha mẹ

 

Giúp con chơi với tất cả các giác quan

 

Chơi với bé là giúp bé có quãng thời gian vui vẻ; đồng thời thông qua quá trình đó, bạn cũng có thể hỗ trợ các bé sử dụng, rèn luyện các kỹ năng. Để có một kỹ năng tốt trong cuộc sống, bạn hãy khuyến khích bé sử dụng các giác quan khi chơi. Việc làm này vừa tạo cho bé nhiều hứng thú hơn, giúp bé tìm tòi, khám phá, thỏa mãn trí tò mò, vừa kích thích phát triển trí não tốt hơn.

 

Bố mẹ hãy bắt đầu bằng những câu chuyện, giao tiếp với bé bằng các giác quan nhiều hơn: không chỉ là sử dụng ngôn ngữ nói mà còn sử dụng các ngôn ngữ cơ thể: như cử chỉ tay, chân, ánh mắt, thính giác bằng những trò chơi như: nhà bóng cho bé, mô phỏng âm thanh, cho bé học cách nhận biết màu sắc, mùi vị... tạo có bé biết thêm về thế giới xung quanh.

 

Cùng bé sáng tạo thêm trò chơi

 

Để kích thích trí sáng tạo của bé và giúp bé thích thú hơn khi chơi, ngoài những trò chơi bé chơi hàng ngày, bố mẹ có thể giúp bé tạo thêm những trò chơi mới từ những món đồ chơi của bé hoặc bỏ qua những đồ chơi có sẵn. Với cách làm này bé không chỉ bị cuốn hút vào trò chơi mới mà còn có ý thức tự sáng tạo thêm trò chơi, tăng cường ý thức khám phá để tự tạo ra đồ chơi, trò chơi cho mình theo ý bé thích. Chắc chắn bé sẽ rất thích thú khi chơi những món đồ chơi, trò chơi do bé "sáng chế" hơn đấy.

 

 

Đồ chơi hand-made để bé gắn bó và sáng tạo khi chơi cùng

 

Thời gian chơi là thời gian dành riêng cho bé

 

Với nhiều công việc bận rộn nhưng bố mẹ cũng nên dành thời gian chơi cùng con, để quan sát con ngày một lớn khôn và để con cảm nhận được tình yêu thương. Dù bạn không có nhiều thời gian nhưng nếu đã chơi với bé thì khoảng thời gian đó bạn nên toàn tâm toàn ý cho bé để bé cảm thấy được yêu thương và có thể hiểu hơn tính cách cũng như sở thích của các bé. Cùng bé sử dụng các loại đồ chơi cho bé giao tiếp, hỗ trợ bé chơi các loại đồ chơi như: lắp ráp, xếp hình, chơi xe chòi chân... để bé phát triển hoàn thiện.

 

 

Hãy dành cho con những khoản thời gian hạnh phúc khi được chơi cùng cha mẹ

 

Giúp con chơi để nhận chứ mà không dạy con học

 

Chơi là nhu cầu của bé, nên hãy để cho bé thật thoải mái khi vui chơi và bé hoàn toàn có thể tiếp thu một các tự nhiên các hiểu biết xã hội. Quá trình chơi, bé có thể ghi nhớ, đừng ép bé phải học mà hãy để bé tự nguyện tiếp thu những giải thích, những điều bé cho là lý thú. Hãy giúp bé có khoảng thời gian vui chơi thật sự vui vẻ và bổ ích.

 

Nguồn https://bobicraft.com