Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng


Ăn dặm kiểu Nhật được mẹ Việt rất yêu chuộng vì sự khoa học và chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bé.

Ăn dặm kiểu Nhật là gì?

Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp ăn dặm theo cách của người Nhật. Phương pháp của người Nhật được đông đảo mẹ Việt đón nhận trong nhiều năm nay nhờ những hiệu quả rõ rệt trong việc hình thành thói quen ăn uống cho trẻ.

Nguyên tắc ăn dặm của người Nhật là sử dụng thực phẩm từ tự nhiên như rau củ, trái cây, cá thịt, hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm đóng hộp, chứa chất phụ gia trong thời kỳ ăn dặm. Các món ăn dặm kiểu Nhật không được thêm  hương vị, gia vị mà chủ yếu từ mùi vị tự nhiên. Thay vì dùng nước xương hầm để nấu cháo như mẹ Việt thì mẹ Nhật dùng nước rau củ luộc (hay còn gọi là dashi) để nấu cháo cho bé vì theo nghiên cứu nước luộc rau củ chứa rất nhiều canxi.

Mẹ Nhật không quá chú trọng vào cân nặng của con mà tập trung vào việc phát triển kỹ năng và thói ăn uống khoa học. Chính vì thế, khi bé mới bắt đầu ăn dặm, mẹ Nhật sẽ chế biến các món ăn riêng biệt để bé có thể cảm nhận được mùi vị của từng loại thức ăn. Cháo, rau củ, thịt cá sẽ được cho vào từng đĩa riêng biệt. Khi bé đã bắt đầu làm quen với thực phẩm, mẹ mới trộn lẫn thực phẩm với nhau để tạo nên thực đơn đa dạng hơn.

Với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, mẹ cần có sự kiên nhẫn và quyết tâm cao. Mẹ cần có thời gian quan sát con, để ý đến từng giai đoạn phát triển kỹ năng ăn uống của con để điều chỉnh mức độ thô phù hợp. Mẹ Nhật cũng luôn tạo ra không khí ăn uống vui vẻ, thoải mái, không ép bé ăn để bé thích thú với thức ăn nhiều hơn.

Phương pháp ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trẻ nên bắt đầu tập ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển khá hoàn thiện, có thể hấp thụ được thức ăn đặc và phức tạp hơn sữa mẹ. Trẻ cũng cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng để cơ thể phát triển khỏe mạnh vì nguồn sữa mẹ sau 6 tháng đã không đủ đáp ứng cho nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ. 

Thời điểm này mục đích là giới thiệu cho bé về các món ăn khác ngoài sữa mẹ vì thế mẹ không nên quá áp lực về việc bé ăn được nhiều hay ít. Nếu bé bú sữa mẹ thì bạn nên tiếp tục cho con bú theo nhu cầu, với bé bú bình, đảm bảo cho bé 4-5 cữ bú với tổng lượng 500-600ml/ ngày.

Đối với đồ ăn dặm, mẹ nên giới thiệu từng ít một, bắt đầu bằng một muỗng cà phề đồ ăn nghiền, sau đó tăng dần số lượng lên 2,3,4 muỗng theo từng bữa. Tăng dần đến mức 90ml cháo cho từng bữa ăn. Giai đoạn này, mẹ chỉ giới thiệu tinh bột, rau xanh và củ quả cho bé, thức ăn từ đạm như thịt, cá, trứng, sữa chưa phù hợp với hệ tiêu hóa của bé trong giai đoạn này.

Mẹ đừng ngạc nhiên khi liều lượng tập ăn dặm của bé 6 tháng tuổi lại ít như vậy vì ở độ tuổi này, bé vẫn nhận dinh dưỡng chủ yếu từ sữa mẹ.

Tốt nhất nên bắt đầu tập ăn dặm cho bé vào buổi sáng hoặc buổi trưa. Chỉ giới thiệu một loại thực phẩm và cho bé ăn liên tục trong 3 ngày cùng một loại thức ăn để quan sát xem  bé có bị dị ứng với thực phẩm đó hay không rồi mới chuyển sang giới thiệu loại thực phẩm khác cho bé.

Tổng hợp 30 thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi.

1. Sốt táo

Nguyên liệu: táo, sữa mẹ

Cách làm: Hấp hoặc luộc táo cho tới khi chín mềm. Sau đó nghiền nhuyễn lọc qua rây, thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức để đạt độ đặc mong muốn.

2. Xoài xay nhuyễn

Nguyên liệu: xoài chín

Cách làm: Xoài gọt vỏ, bổ lấy phần thịt. Dùng máy xay nghiền nhuyễn xoài hoặc rây qua bộ lọc.

3. Cháo yến mạch

Nguyên liệu: Yến mạch, nước, sữa mẹ hoặc sữa công thức, chuối

Cách làm:

Đun sôi một nồi nước sau đó cho từ từ yến mạch vào khuấy liên tục để không vón cục. Khi yến mạch chín, cho thêm 2 muỗng sữa. Thêm chuối nghiền để tăng hương vị cho món ăn

4. Bí ngô nghiền sữa

Nguyên liệu: bí ngô, sữa

Cách làm: Hấp chín bí ngô sau đó nghiền mịn. Cho thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức tạo độ loãng vừa đủ.

5. Bơ nghiền sữa

Nguyên liệu: Bơ, sữa mẹ

Cách làm: Cắt bơ thành miếng nhỏ sau đó dùng dĩa nghiền nhuyễn rồi lọc qua rây. Thêm chút sữa mẹ hoặc sữa công thức pha loãng độ đặc của bơ cho phù hợp với khả năng ăn đặc của bé.

6. Táo, bí đỏ, bột yến mạch

Nguyên liệu: táo, bí đỏ, bột yến mạch, sữa mẹ hoặc sữa công thức

Cách làm: Táo và bí đỏ hấp chín nghiền nhuyễn trộn cùng bột yến mạch đã nấu chín. Sau đó thêm sữa mẹ .

7. Chuối nghiền

Nguyên liệu: Chuối, sữa mẹ

Cách làm: Cắt chuối thành từng miếng nhỏ rồi hấp cho chín mềm.Sau đó thêm sữa vào tạo độ loãng vừa ý.

8. Cháo táo

Nguyên liệu: gạo, táo, sữa

Cách làm: Nấu cháo và nghiền qua rây. Táo hấp hoặc luộc chín mềm rồi nghiền mịn. Trộn cháo, táo và sữa thành hỗn hợp có độ đặc vừa cho bé ăn.

9. Cháo cải + đậu phụ non

Nguyên liệu: rau cải ( Có thể thay rau cải bằng các loại rau khác). Đậu phụ non

Cách làm: Cải luộc chín mềm rồi nghiền qua rây. Đậu phụ chần qua nước sôi rồi nghiền mịn. Trộn đều hỗn hợp rau và đậu phụ với nhau. Có thể cho thêm nước luộc rau để tạo độ sánh mong muốn. Đun hỗn hợp trên nhỏ lửa đến khi sôi vài phút thì nhấc xuống.

10. Đậu hà lan nghiền sữa

Nguyên liệu: Đậu Hà Lan, sữa mẹ hoặc sữa công thức

Cách làm: Đậu luộc chín mềm rồi nghiền mịn qua rây. Cho thêm sữa vào đậu trộn đều để được hỗn hợp sánh mịn.

11. Sinh tố bơ chuối

Nguyên liệu: Bơ, chuối, sữa mẹ hoặc sữa công thức

Cách làm: Bơ, chuối nghiền nhuyễn rồi trộn cùng sữa mẹ/ sữa công thức theo độ đặc mong muốn.

12. Súp bánh mì

Nguyên liệu: bánh mì gối, sữa mẹ hoặc sữa công thức

Cách làm: Lấy phần suột bánh mì cho vào sữa đun sôi cho tới khi hỗn hợp sánh mịn. Sau đó, cho hỗn hợp này vào máy xay mịn rồi lại cho vào nồi đun sôi một lần sữa rồi bắc xuống.

13. Sữa chua hoa quả

Nguyên liệu: sữa chua, nước ép trái cây

Cách làm: Mẹ có thể mua sữa chua bán sẵn hoặc cẩn thận hơn thì mẹ tự làm từ sữa tươi hoặc sữa mẹ. Sau đó trộn nước ép trái cây cho thêm phần thơm ngon.

14. Cháo cá cà rốt

Khi bé dần quen với các loại rau củ, mẹ có thể cho bé ăn thêm các loại cá. Nên bắt đầu bằng thịt cá trắng như cá chép, cá quả, cá trắm, ức gà.

Nguyên liệu: cá chép, cà sốt

Cách làm: Hấp cá chín kỹ, lọc bỏ xương rồi cho vào cối giã mịn. Luộc chín cà rốt rồi nghiền mịn qua rây. Trộn cá và cà rốt thêm chút nước luộc cà rốt vào hỗn hợp để tạo độ sánh mong muốn.

15. Cháo đậu cove

Nguyên liệu: cháo trắng, đậu cove

Cách làm: Đậu luộc chín mềm rồi nghiền mịn. Sau đó trộn chung đậu nghiền với cháo trắng.

16. Cháo súp lơ xanh

Nguyên liệu: Cháo trắng (nấu cùng nước dùng rau củ), súp lơ xanh

Cách làm: Súp lơ đem hấp chín rồi cho vào máy xay mịn. Sau đó trộn chung với cháo rồi nấu trên bếp thêm 5 phút.

17. Cháo bánh mỳ chuối

Nguyên liệu: bánh mì gối, chuối, sữa mẹ hoặc sữa công thức, cháo trắng (nấu bằng nước dùng dashi)

Cách làm: Chuối, bánh mì nghiền nhuyễn cho vào cháo nấu mềm, sau đó đổ thêm sữa mẹ theo độ đặc mong muốn.

18. Súp sữa dâu tây

Nguyên liệu: dâu tây, sữa chua trắng

Cách làm: Dâu tây xay nhuyễn sau đó trộn với sữa chua là xong.

19. Tào phớ vị cam

Nguyên liệu: nước cam ép, đậu phụ tươi

Cách làm: Đậu phụ nghiền nhỏ sau đó cho nước cam vào. Để lạnh cho đậu phụ đông là ăn được.

20. Cà rốt nấu cam

Nguyên liệu: cà rốt, cam

Cách làm: Cam hấp chín rồi nghiền mịn qua rây. Thêm lượng nước cam ép để đạt theo độ sánh mong muốn.

21. Rau cải bó xôi, đậu phụ nghiền

Nguyên liệu: đậu lhuj, cải bó xôi

Cách làm: Đậu phụ luộc chín rồi nghiền nhuyễn. Cải bó xôi luộc chín, nghiền thật mịn rồi trộn cùng đậu phụ. Thêm nước dùng dashi rồi đun sôi hỗn hợp cho chín mềm.

22. Đậu phụ với cá sốt cà chua

Nguyên liệu: Cá thịt trắng, đậu phụ, cà chua

Cách làm: Cá hấp chín rồi cho vào cối giã mịn. Đậu phụ luộc trong 10p rồi dằm nhuyễn. Cà chua hấp chín, nghiền nhuyễn. Phi thơm hành rồi cho lần lượt cà chua, cá, đậu phụ vào trộn đều, nấu chín kỹ rồi cho bé thưởng thức.

23. Súp khoai tây sữa

Nguyên liệu: Khoai tây, sữa

Cách làm: Khoai tây luộc chín rồi nghiền mịn. Sau đó cho khoai tây vào sữa rồi đun sôi khi mềm nhừ.

24. Súp sữa bí đỏ

Nguyên liệu: Sữa mẹ hoặc sữa công thức, bí đỏ

Cách làm: Bí đỏ gọt vỏ rồi luộc chín mềm, nghiền mịn. Sau đó trộn chung với sữa theo độ sánh mong muốn, rồi tiếp tục đun sôi hỗn hợp cho tới khi mềm nhừ.

25. Đậu hũ trộn nước cam

Nguyên liệu: Cam, đậu hũ

Cách làm: Đậu hũ luộc sơ rồi nghiền nhuyễn. Cam vắt lấy nước rồi trộn chung với nước cam theo độ sánh mong muốn/

26. Cá sốt đậu Hà Lan

Nguyên liệu: Cá, đậu Hà Lan, nước dashi

Cách làm: Cá hấp chín cho vào cối giã mịn. Đậu Hà Lan hấp cín, nghiền mịn qua rây. Trộn cá, đậu Hà Lan cùng nước dùng dashi theo độ sánh mong muốn.

27. Cá thịt trắng bắp cải

Nguyên liệu: cá trắng, bắp cải, bột bắp để tạo độ sánh

Cách làm: Cá hấp chín nghiền nhuyễn. Bắp cai băm thật mịn. Sau đó đun nước dùng và cho bột bắp vừa đủ để tạo độ sánh, tiếp theo cho hỗn hợp cá, bắp cải đã nghiền nhuyễn vào súp đun sôi lần nữa rồi tắt bếp.

28. Cháo cá cà rốt

Nguyên liệu: cháo trắng, cà rốt, cá trắng

Cách làm: cá hấp chín giã mịn. Cà rốt hấp chín rồi nghiền mịn. Trộn cá, cà rốt vào cháo rồi đun sôi, nấu chín mềm.

29. Sốt thịt gà băm nấu khoai môn

Nguyên liệu: khoai môn, thịt gà, bột ngô để tạo độ sánh, nước dùng dashi

Cách làm: Khoai môn hấp chín rồi nghiền mịn. Thịt gà băm nhỏ rồi cho vào nước dùng dashi cho tơi rồi đun sôi cho tới khi chín mềm. Cuối cùng cho khoai môn, bột ngô vào để tạo độ sánh mong muốn.

30. Súp cà rốt, cá trắng và đậu cô ve

Nguyên liệu: Cà rốt, đậu cove, cá thịt trắng, bột ngô

Cách làm: Cà hấp chín giã mịn. Đậu cove luộc chín nghiền mịn. Cà hốt hấp chín nghiền mịn. Cho đậu cove, cà rốt vào đun với nước dùng dashi 2-30 rồi cho cá vào, cuối cùng cho bột ngô vào để tạo độ sánh.

Nguồn https://eva.vn