Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Thuốc gì tốt nhất cho bệnh tự kỷ?


Một bà mẹ đưa con trai 2 tuổi rưỡi đến gặp một bác sĩ tâm lý, chuyên gia về điều trị cho trẻ tự kỷ. Đứa bé được cho là tự kỷ vì đến nay vẫn chưa nói từ nào, người gày, thiếu cân, ăn ít, hay chơi một mình một góc, hay chơi xoay tròn với các đồ chơi, khả năng tự ăn kém,...

Bác sĩ quan sát cháu bé 3-5 phút rồi chậm rãi nói với bà mẹ: "Trong khi mang bầu cậu bé này chắc chắn chị đã có những cảm xúc sợ hãi, đau khổ và bất hạnh. Những cảm xúc này lặp đi lặp lại nhiều lần". Bà mẹ chột da, ..."sao bác sĩ biết được vậy ạ?", và bà bắt đầu chia sẻ chuỗi 9 tháng (39 tuần mang bầu), sống với bố mẹ chồng vô cùng nghiêm khắc, mẹ chồng hay để ý và trách mắng chị. Anh chồng đi công tác xa, 3 tháng về 1 tuần, khi bầu được 3 tháng chị phát hiện anh có dấu hiệu ngoại tình và cuộc xung đột xảy ra mặc dù chị phải nhịn nhiều, không biết bao nhiêu lần phải khóc một mình. Có một lần anh đã có hành động vũ phu, tát chị khiến chị vô cùng sợ hãi...

Ảnh minh họa

Sau khi sinh con, anh chồng vẫn làm xa nhà, ít gần gũi với vợ và con trai. Cách đây 1 năm phát hiện cháu bé có những đấu hiệu lạ so với những trẻ khác, chỉ chơi một mình. Anh chồng bảo đưa con đi khám bác sĩ để điều trị tự kỉ, anh đưa tiền và chị đưa con đi khám một mình đã nhiều lần, khám cả miễn dịch, dinh dưỡng nữa nhưng đến nay cháu không có tiến triển...

Bác sĩ nói "Tôi biết loại thuốc mà cháu bé đang cần,..." và ông tiếp tục nói:

Trong quá trình chị mang bầu, những cảm xúc sợ hãi, đau khổ, buồn chán và thất vọng của chị đã truyền vào não bộ của con chị khi vẫn còn là bào thai. Luồng thông tin đó có ý nghĩa là: cuộc sống ngoài kia chứa nhiều sợ hãi, nhiều đau khổ và bất hạnh, nhiều bức xúc (những sóng năng lượng có hại). Khi đứa trẻ được sinh ra những thông tin này vẫn tồn tại như vậy trong tiềm thức của nó. Chị hầu như một mình nuôi con, luôn bị để ý và chỉ trích từ gia đình chồng nếu chị có gì mà họ cho là không phải. Hơn nữa bố của cháu bé đi xa, và khả năng lớn như chị nói, vẫn đang phản bội chị nên giữa hai người thiếu sự gần gũi cũng như tình yêu. Sự hiện diện của người cha và sự gần gũi với con trẻ cũng thiếu thốn. Cháu bé với bộ não hoạt động bằng tiềm thức (sóng não đồ của cháu bé nằm chủ yếu trong khoảng 2-8 Hz như bao đứa trẻ khác), chỉ cảm nhận được một thế giới đầy nỗi sợ hãi và tiêu cực xung quanh, vậy nên cơ chế tự nhiên của bộ não trẻ là hình thành một thế giới riêng của bản thân, với những trò chơi một mình, không giao tiếp với thế giới kia. Cơ chế này giống như một vỏ bọc để đứa trẻ tự bảo vệ mình khỏi những sóng năng lượng độc hại của môi trường xung quanh (không khí sợ hãi và sự đối xử không lành mạnh trong gia đình). Đó là cơ chế của não bộ, ngoài ra hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch cũng dần bị ảnh hưởng theo (cháu ăn ít, hấp thụ kém, hay ốm vặt,...)

Liều thuốc đầu tiên và quan trọng nhất mà cháu bé cần chính là tình yêu vô điều kiện của bố và mẹ, một tình yêu chân thật, mãnh liệt xuất phát từ trái tim, không hề bị lung lay bởi bất cứ lý do hay định kiến gì. Tình yêu ở đây không dừng lại ở tình cảm hay cảm xúc mà chính là ở những hành động "yêu", những việc làm, cử chỉ hàng ngày. Để điều đó xảy ra, trước hết cả hai bố mẹ phải “nhận thức” được cơ chế của cảm xúc, của những năng lượng vô hình, từ đó hai người sẽ biết đươc "phải làm gì" từ " bây giờ" để có điều kiện cần trong quá trình điều trị tự kỉ ở cậu con trai... Điều kiện đủ chính là sự liên tục, sự nhất quán, sự hỗ trợ của các chuyên gia về dinh dưỡng, miễn dịch và tâm lý học.

Một tuần sau buổi gặp gỡ với bác sĩ, người phụ nữ đã thuyết phục chồng và cả hai cùng đến gặp bác sĩ. Cuộc nói chuyện giữa ba người kéo dài cả một buổi sáng… Khi ra về nhận thức của cả hai vợ chồng về bệnh tự kỷ của cậu con trai đã hoàn toàn thay đổ, họ có niềm tin rằng tình yêu vô điều kiện của họ chính là loại thuốc tuyệt vời nhất mà cậu bé đang cần.

Sau 2 năm điều trị, với tình yêu từ trái tim và một môi trường sống lành mạnh, chan hòa của hai vợ chồng, cùng với sự trợ giúp từ các chuyên gia về tâm lý, dinh dưỡng… cháu bé đã dần dần bình thường và sống hòa đồng như bao đứa trẻ khác.

BS. Trần Tuấn Anh

Nguồn https://suckhoedoisong.vn