3 “cột mốc” vô cùng quan trọng mẹ bầu phải vượt qua trong suốt quá trình mang thai
Ngoài niềm hạnh phúc khi được cảm nhận sinh linh bé nhỏ đang lớn lên từng ngày trong bụng thì bạn còn phải đối mặt với rất nhiều cửa ải khác nhau qua mỗi tháng, đặc biệt là ba cột mốc vô cùng quan trọng sau:
Ba tháng đầu thai kỳ
Trong những tháng đầu của thai kỳ, nếu không để ý nhiều mẹ sẽ không biết mình đang mang thai. Giai đoạn này, mọi hoạt động của mẹ cần phải nhẹ nhàng vì thai vẫn chưa bám chắc vào tử cung, đây cũng là lúc thai nhi mới thụ hình và mẹ sẽ cần thay đổi nhiều trong thói quen sinh hoạt của mình để đảm bảo an toàn cho con.
Lúc này, ngực của mẹ trở nên nhạy cảm hơn, bắt đầu căng tròn ra trong khi núm vú và quầng vú lớn, sẫm màu hơn; Các hormone bên trong cơ thể sẽ có sự thay đổi mạnh mẽ điển hình như: Ốm nghén, ứa nước miếng, đi tiểu nhiều, nổi mụn,...
Cũng trong giai đoạn này, túi phôi mang đầy đủ ADN của bố mẹ đã chính thức thành phôi thai. Trong 6 tuần tiếp theo, các cơ quan nội tạng của bé sẽ bắt đầu hình thành và một số cơ quan sẽ có thể thực hiện chức được năng của mình. Tuần 11 thai kỳ, các cơ quan quan trọng như thận, ruột, não, gan bắt đầu hoạt động, bé có hình hài gần như hoàn chỉnh, xương cứng cáp hơn.
Để đảm bảo hai mẹ con luôn bình an, ngoài việc ăn uống đầy đủ và đi khám thai định kỳ mẹ nhất định phải bổ sung axit folic, sắt, canxi và vitamin A, D, C, B đầy đủ.
Ba tháng giữa thai kỳ Khi đã vượt qua ba tháng đầu mỏi mệt, lúc này mẹ bắt đầu có những cảm nhận rõ rệt về sự phát triển bên trong của bé qua biểu hiện thai máy, bụng lớn dần, ăn nhiều hơn và lúc nào cũng cảm thấy buồn ngủ.
Ở giai đoạn này, mẹ đã vượt qua chứng ốm nghén, tâm lý cũng thoải mái hơn nhưng dễ bị táo bón, hệ miễn dịch cũng kém hơn và bắt đầu xuất hiện các vết rạn da. Với em bé trong bụng, từ tháng thứ 4 thai kỳ, mẹ đã biết được giới tính của ocn Trọng lượng bé có thể đạt từ 50-70gam/tuần và đến tháng thứ 7, thai nhi đã lớn như quả bí. Cũng từ những tuần này, bà bầu có thể dễ dàng quan sát được những bộ phận nhỏ xinh trên cơ thể bé qua siêu âm như tay, chân, môi, mắt...
Mặc dù 3 tháng giữa thai kỳ là giai đoạn khá an toàn với bà bầu nhưng cũng không nên bỏ qua việc khám thai và làm các xét nghiệm cần thiết. Việc theo dõi chặt chẽ sẽ giúp mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh và loại bỏ được những bệnh thường gặp trong quá trình mang thai. Ngoài ra, mẹ nên ăn nhiều hơn so với trước, thường xuyên bổ sung các chất dinh dưỡng như axit folic, chất đạm, chất béo, tinh bột và vitamin khoáng chất. Nhưng không nên ăn nhiều quá gây thừa cân, béo phì, tiểu đường thai kỳ.
Ba tháng cuối thai kỳ
Giai đoạn này, mẹ bầu sẽ tăng cân rất nhanh, phần bụng nhô to hơn trước làm mẹ khó thở sâu, cảm giác ngày càng cồng kềnh và phù lên. Cơ thể bé lúc này sẽ có chiều dài trung bình từ 48 đến 53,3cm, cân nặng từ 2.7 đến 4kg khi chào đời. Bé sẽ có đầy đủ lông mi, lông mày, tóc. Móng chân móng tay phát triển đầy đủ. Lớp da của bé bắt đầu căng lên, hồng hào nhờ lớp mỡ được hình thành ở bên dưới da, lớp mỡ này cũng có chức năng giữ nhiệt cho cho thể bé khi sinh ra. Cũng đến những tuần cuối bé bắt đầu xoay ngôi, quay đầu xuống và nằm trên xương chậu của mẹ chuẩn bị chào đời.
Để quá trình sinh nở diễn ra thành công, mẹ bầu có thể sẽ cần khám tiền sản mỗi hai tuần một lần từ tuần 28 đến tuần 36, và sau đó tăng thành mỗi tuần một lần cho đến khi sinh. Trước đó, mẹ nên tích cực bổ sung các vitamin, khoáng chất như canxi, sắt, kẽm, axit folic,...
Lưu ý: Ba tháng cuối thai kỳ, mẹ sẽ tăng cân rất nhanh nên chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn cần được kiểm soát chặt chẽ. Suốt chu kỳ thai 9 tháng 10 ngày, bà bầu chỉ nên tăng từ 10 - 12kg.
Những điều cần biết khi mang thai
Tiêm phòng trước khi mang thai
Trước khi mang thai, bạn cần tiêm phòng các bệnh như: Sởi, quai bị, rubella, viêm gan siêu vi B và thủy đậu. Nên tiêm phòng hoàn tất các mũi tiêm tối thiểu 3 tháng trước khi mang thai. Mẹ bầu cần biết, đối với mũi tiêm rubella thì tiêm 1 mũi duy nhất, có thể lặp lại mũi 2 sau 1 tháng nếu vào vùng dịch tễ, bệnh đang lưu hành.
Mẹ lưu ý khi mang thai:
Tiêm viêm gan siêu vi B 3 mũi trong vòng 4 tháng hoặc 6 tháng. Phác đồ: 0-2-4 hoặc 0-1-6. Nếu không đủ thời gian có thể tiêm phòng 2 hoặc nhiều loại vắc-xin cùng một lúc, tiêm ở các vị trí khác nhau.
Nếu không tiêm phòng các bệnh kể trên trước khi mang thai có thể xảy ra một số nguy cơ đáng tiếc cho thai nhi như các biến chứng bẩm sinh. Vì vậy, mẹ cần lưu ý khi mang thai về việc tiêm phòng.
Mẹ bầu cần biết lên lịch khám thai định kì
Trong những điều cần biết khi mang thai thì khám thai định kì là điều vô cùng quan trọng mà mẹ bầu cần biết. Điều này giúp bố mẹ theo sát quá trình phát triển của thai nhi, phát hiện sớm các nguy cơ dị tật hoặc các biến chứng có thể xảy ra. Phụ nữ mang thai cần biết thai kỳ phát triển qua 3 giai đoạn đặc biệt:
Lưu ý khi mang thai
Trong những trường hợp thai kỳ có vấn đề như ra huyết, dọa sinh non, thai suy dinh dưỡng, nước ối ít, mẹ có bệnh lý...thì lịch khám thai sẽ khác đi.
Nguồn https://phunutoday.vn
|